3 cách chuyển cảnh chính trong Video

Chuyển cảnh trong làm Video

Để tạo dựng nên một bộ phim hay, những cảnh quay hấp dấn, người đạo diễn phim không thể thiếu đi những pha ” phù phép ” bằng các kỹ thuật cắt cảnh và chuyển cảnh một cách thuần thục, tự nhiên khiến người xem vẫn giữ được cảm xúc mạch lạc xuyên suốt cả bộ phim. Đây không chỉ là một điều gây khó khăn với những người mới làm quen với việc dựng phim, mà còn khiến nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dựng phim và các đạo diễn nổi tiếng quan tâm suy nghĩ rất nhiều.

Vì thế, trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn liệt kê ra những cách cơ bản để cắt cảnh và chuyển cảnh trong dựng phim, hỗ trợ các bạn tạo nên những thước phim chuyên nghiệp và ấn tượng.

1 – CUTS

A – CUTTING ON ACTION

Nói nôm na là chuyển cảnh bằng việc nối tiếp các hành động. Kiểu như đang đấm thì cắt qua cảnh khác là nối tiếp cú đấm ở cảnh trước.

B- CUT AWAY

Bắt đầu bằng 1 cảnh rồi chèn cảnh khác và sau đó trở lại diễn biến của cảnh trước đó.

Các chèn đó có thể hiện diện trong cùng 1 địa điểm với nhân vật (diễn viên), hoặc bạn có thể sử dụng cut away để thể hiện suy nghĩ và ảo ảnh trong tâm trí của nhân vật.

C – CROSS CUT

Cross cut được dùng để chuyển đổi qua lại giữa các shot quay ở các vị trí địa lý khác nhau.

Ví dụ,khi các bạn coi phim hầu hết các cuộc trò chuyện điện thoại đa phần đều sử dụng cross cut và khi các bạn sử dụng cross hiệu quả sẽ đẩy cảm xúc phim lên rất cao.

Kỹ thuật dựng phim này cũng được sử dụng để cho người xem thấy những gì đang xảy ra trong tâm trí nhân vật.

D – JUMP CUT

JUMP CUT được sử dụng khi người dựng phim cắt giảm thời lượng trong 1 cảnh quay để cho thấy sự đi qua của thời gian hoặc sự chờ đợi của nhân vật.

JUMP CUT cũng được sử dụng tăng tính cấp bách và mức độ nghiêm trọng trong các cảnh quay.

E – MATCH CUT

Match cut thường được xem như 1 cách hiểu khác của JUMP CUT. Tuy nhiên có một sự khác biệt.

Match cut được dùng để cắt từ một shot quay này đến một shot quay tương tự, bằng cách kết hợp các hành động giống nhau hoặc yếu tố liên quan.

Match cut chủ yếu được sử dụng như 1 cách chuyển cảnh bởi vì bạn thường thấy nhân vật sẽ hay nhảy từ nơi này sang nơi khác.

Match cut không phải lúc nào cũng được dung như yếu tố thị giác. Đôi khi nó được dùng để diễn đạt tâm trí của nhân vật.

2 – TRANSITION

A – FADE IN – FADE OUT

Hiệu ứng chuyển cảnh này cực kì kinh điển các bạn chắc cũng đã thấy cả ngàn lần, đơn giản làm sáng lên hoặc tối đi.

B – DISSOLVE

Dissolve cũng là 1 trong những cách chuyển cảnh kinh điển, cách hay làm là bạn để hiệu ứng này vào giữa 2 cảnh quay, và có thể trông giống như thế này.

Và cách chuyển cảnh này thể hiện sự trôi qua của thời gian. Hoặc bạn cũng có thể dung hiệu ứng này để thể hiện sự gợi nhớ ,sự tan biến hoặc sự thay đổi của nhân vật.

C – WIPE

Hiệu ứng này cũng khá kinh điển, dùng cắt ngang hoặc theo hình dạng tùy theo cách của người dựng, và rất nhiều kiểu wipe.

D – SMASH CUT

Smash cut là 1 cách chuyển cảnh cực kì thú vị, vì nó chuyển cảnh rất đột ngột.

Ví dụ rõ ràng là một người thức dậy từ một giấc mơ mãnh liệt, hoặc một cơn ác mộng. Chuyển từ cảnh dữ dội đến yên tĩnh hoặc yên tĩnh đến dữ dội.

E – IRIS

Hiệu ứng iris ngày trước thường được sử dụng để chuyển thời gian trong ngày Ngày nay. Nó được sử dụng như một sự lựa chọn phong cách.

Và rất nhiều chuyển tiếp mà bạn thường xuyên có thể tìm thấy trong các cảnh quay nó mang tính nhấn mạnh nhân vật hoặc giúp người xem tập trung vào nhân vật hoặc từ 1 góc nhìn của người khác.

F – INVISIBLE CUT

Đây là 1 hiệu ứng được sử dụng để tạo ấn tượng về một cảnh quay, và thường vết cắt được giấu trong các mảng tối, hoặc ẩn trong các chuyển động của máy quay (camera), người dựng phim cũng có thể ẩn đi vết cắt thông qua đối tượng chuyển động qua khung hình, hoặc bạn có thể ẩn vết cắt khi đối tượng rời khỏi khung.

G – L-CUT

L-Cut là cách chuyển cảnh âm thanh, được dùng khi âm thanh từ cảnh quay hiện tại được tiếp nối cho đến cảnh quay tiếp theo.

Các bạn cũng nên nhớ là, L-CUT không phải chỉ riêng là để chuyển cảnh, cách này được sử dụng trong hầu hết các cảnh có các nhân vật nói chuyện với nhau.

H – J-CUT

Ngược lại với với L-CUT là J-CUT, là Khi âm thanh từ cảnh tiếp theo bắt đầu trước khi bạn thấy được cảnh quay đó, nên bạn nghe những gì đang xảy ra, trước khi bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra.

Đây là những kỹ thuật chỉnh sửa rất tinh vi mà mọi người thậm chí không nhận thấy, và đó là điểm Các hiệu ứng chuyển cảnh J-cut và L-cut được thiết kế đặc biệt để tạo ra những cảnh phim mượt mà liên tục, chuyển đổi liền mạch từ một cảnh này sang một cảnh khác, với âm thanh dẫn đường.

Các J-cắt cũng là cách rất hay để tiết lộ yếu tố mới trong cảnh quay tiếp theo.

LỜI KẾT

Bây giờ bạn đã hiểu rõ về các kiểu cắt cảnh và chuyển cảnh. Nếu đọc hơi khó hiểu thì bạn có thể xem video để hiểu rõ hơn nhé.

Việc cắt cảnh này yêu cầu bạn phải biết dựng phim cơ bản. Chỉ cần một buổi sáng là bạn sẽ có kỹ năng dựng phim siêu tốc trên Adobe Premier rồi.

3 cách chuyển cảnh chính trong Video
Nguồn Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=KPtGFcTG5io