Tìm hiểu về marketing

Marketing là gì? Một số hình thức truyền thông trong hoạt động marketing hiện nay.

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Chính vì thế, marketing đặc biệt là marketing hiện đại đang là một “vũ khí” vô cùng đắc lực để các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của marketing.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing, nhiều người nghĩ rằng, marketing là bán hàng, tiếp thị, quảng cáo hay tổ chức các chương trình khuyến mãi,… Tuy nhiên, những thuật ngữ trên chưa thể hiện hết ý nghĩa mà thuật ngữ marketing muốn nói. Vậy marketing là gì?

Marketing la gi compressed
Marketing là gì?

1. Định nghĩa về Marketing là gì?

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động”.

GS. Philip Kotler là một nhà Marketing nổi tiếng nhất thế giới – Ông được xem là “cha đẻ” của Marketing hiện đại – đã định nghĩa ngắn gọn và chính xác nhất về marketing: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.

2. Lợi ích của marketing cho doanh nghiệp của bạn

loi ich cua marketing compressed
Lợi ích của marketing

Dưới đây là những lợi ích của doanh nghiệp tư nhân mà bạn sẽ nhận được nếu sử dụng marketing một cách hiệu quả:

(1) Tăng doanh thu và lợi nhuận: Mối quan tâm lớn nhất của việc quản lý hàng đầu tại các doanh nghiệp là tăng doanh thu, cải thiện thị phần thị trường và nâng cao lợi tức đầu tư trong kinh doanh. Chức năng marketing hiệu quả cho phép quản lý cấp cao có thể thực hiện các trách nhiệm này.

(2) Mở rộng thị trường: Marketing hiệu quả chuyển đổi cầu tiềm ẩn thành cầu thực tế. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, cải thiện các sản phẩm và chính sách của mình để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Kết quả là, tạo ra sự bao phủ sâu sắc và rộng rãi của thị trường và mở rộng thị trường từ địa phương đến quốc gia và quốc tế.

(3) Đạt được các mục tiêu kinh doanh: Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tài sản thông qua tăng doanh thu, mở rộng thị trường, tối đa hóa sự hài lòng của người tiêu dùng và marketing được dùng như một công cụ hiệu quả cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh này

(4) Thành công trong cạnh tranh: Để đạt được thành công trong cạnh tranh toàn cầu khốc liệt tại thị trường hiện đại, thực hiện các hoạt động marketing của mình theo cách khoa học nhất là điều rất cần thiết cho doanh nghiệp. Họ cần phân tích các cơ hội marketing, tiến hành nghiên cứu để lựa chọn thị trường mục tiêu, áp dụng các chiến lược và kế hoạch marketing thích hợp, tổ chức cũng như kiểm soát các hoạt động marketing.

(5) Tăng cường sự tín nhiệm: Marketing hiệu quả cho phép doanh nghiệp xác định và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Nó bao phủ rộng rãi các thị trường và tăng cường sự tín nhiệm trong kinh doanh và phát triển lòng trung thành của khách hàng.

(6) Tính ổn định và phát triển: Chức năng marketing cho phép doanh nghiệp phân tích điều kiện thị trường, áp dụng được chiến lược và chính sách marketing phù hợp, chịu được sự cạnh tranh, mở rộng cơ sở khách hàng và ổn định cũng như phát triển kinh doanh.

(7) Cung cấp thông tin thị trường: Chức năng nghiên cứu của marketing cung cấp thông tin giá trị về các xu hướng khác nhau trên thị trường và môi trường kinh doanh. Điều này cho phép quản lý cấp cao đưa ra các quyết định và chính sách hợp lý để nâng cao hiệu quả và hiệu suất kinh doanh.

(8) Sản xuất với dự đoán yêu cầu: Trước cuộc cách mạng công nghiệp, việc sản xuất được thực hiện bởi các nghệ nhân từ nông thôn với quy mô nhỏ theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ sau cuộc cách mạng công nghiệp, việc sản xuất một lượng lớn hàng hoá được thực hiện trong các nhà máy lớn theo việc đặt trước của khách hàng. Chính vì vậy marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch cho các nguồn lực cần có được hiệu quả.

(9) Tạo điều kiện cho sản xuất quy mô lớn: Cuộc cách mạng trong công nghệ đã tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh hiện đại trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ quy mô lớn. Marketing hiệu quả tạo điều kiện cho việc sản xuất quy mô lớn như vậy bằng cách tạo ra, duy trì và mở rộng nhu cầu thị trường cho nó. Sản xuất quy mô lớn như vậy mang lại rất nhiều hiệu quả kinh tế trong việc kinh doanh.

3. Hình thức truyền thông trong hoạt động marketing hiện nay

Một trong những điều cần biết về marketing chính là các hình thức truyền thông marketing đang được thực hiện rộng rãi nhất hiện nay. Bởi vì khi hiểu rõ từng hình thức truyền thông, bạn mới có thể để áp dụng đúng với trường hợp của doanh nghiệp mình.

3.1 Truyền thông trong marketing truyền thống:

Thuật ngữ marketing truyền thống dùng để chỉ  các hoạt động từ khâu sáng tạo, truyền tải nội dung tiếp thị, phân phối sản phẩm đến tay khách hàng,..Mà không cần đến sự hỗ trợ của nền tảng kỹ thuật số.

Marketing truyen thong compressed
Marketing truyền thống

Trong đó những hình thức truyền thông hay gặp nhất trong marketing truyền thống phải kể đến như:

  • Quảng cáo trên các kênh sóng truyền hình
  • Dựng banner tại vị trí trung tâm đông người qua lại
  • Quảng cáo bằng tờ rơi
  • Telesales (Tiếp thị tư vấn qua đường dây điện thoại)
  • Tổ chức các buổi event, diễn thuyết
  • Tài trợ cho chương trình, sự kiện lớn
  • Tham gia giới thiệu sản phẩm dịch vụ tại các hội chợ, chương trình triển lãm thương mại quy mô lớn

Nói chung, một số hình thức quảng cáo nêu trên sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản đầu tư tương đối lớn. Ưu điểm của marketing truyền thống chính là có thể tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng địa phương, tạo độ tin cậy,..

Tuy vậy trước sự phát triển của mạng internet và các nền tảng số, tiếp thị truyền thống không còn giữ vị trí độc tôn như trước đây. Hơn nữa, việc phải đầu tư ngân sách quảng cáo lớn khiến không ít doanh nghiệp e dè và dần chuyển hướng sang digital marketing.

3.2 Truyền thông trong Digital marketing:

Truyền thông trong Digital marketing chính là việc truyền tải, tiếp cận khách hàng thông qua các phương tiện hoạt động dưới nền tảng kỹ thuật số (cả trên môi tường Internet và không cần Internet như: NFC, Bluetooth, thiết bị lưu trữ, tivi, radio, LCD, App, Game Mobile…). Dặc biệt với môi trường internet Người mua và người bán đều dễ dàng tương tác với nhau.

Trong digital marketing lại chia thành nhiều phương thức nhỏ nhưng mục đích cuối cùng vẫn là lan tỏa nội dung, kích thích người dùng chú ý đến sản phẩm dịch vụ. Từ đó, chuyển hóa thành đơn hàng.

Marketing online
Marketing online

5 phương tiện truyền thông trong Digital Marketing:

(1) Search engine marketing

Bạn có thể theo nghĩ tiếng việt là Marketing trên công cụ tìm kiếm. Nó là một hình thức Marketing online áp dụng vào các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,..

Trong phương tiện truyền thông SEM được chia làm 2 nhánh nhỏ là SEO và PPC

  • SEO ( Search Engine Optimization): Là một công cụ tối ưu hóa tìm kiếm, giúp cho Website của bạn có thứ hạng cao trên Google, Bing,…
    • Thông thường khách hàng sẽ lựa chọn xem những kết quả SEO hơn là PPC
    • Tỷ lệ chuyển đổi từ SEO thường ở mức cao hơn PPC
    • Giá Click sẽ bị đẩy lên cao khi có cạnh tranh với chính sách đấu giá từ kháo của Google
    • Được đánh giá cao vì Organic Results
  • PPC ( Pay Per Click): Là hình thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm và trả phí cho mỗi lần Click
    • Nhanh xuất hiện trên công cụ tìm kiếm
    • Độ phủ từ khóa rộng, có thể quảng cáo vài chục từ khóa cùng 1 lúc
    • Tùy biến quảng cáo nhanh chóng

(2) Online PR

PR (Public Relations: quan hệ công chúng) là việc điều phối nguồn thông tin giữa tổ chức/doanh nghiệp với cộng đồng. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các hình thức PR như họp báo, hội nghị khách hàng, các hoạt động tài trợ cộng đồng, tổ chức các sự kiện như khai trương, động thổ, kỷ niệm… Phần lớn hoạt động PR theo chúng ta hiểu đến nay chỉ là các hoạt động offline (ngoại tuyến), tuy nhiên gần đây có một khái niệm mới xuất hiện tại Việt Nam: Online PR

Online PR cũng tương tự như PR truyền thống. Mục tiêu nhằm xây dựng và gìn giữ hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa online PR và PR truyền thống là cách thức tác động đến cộng đồng: online PR sử dụng nền tảng internet, các loại hình web 2.0 như blog, diễn đàn, mạng xã hội … để tạo nên tính tương tác cao hơn với cộng đồng. Nó khuyến khích sự tương tác giữa người bán và người mua đưa ra nhận định hay suy nghĩ của chính mình. Do sử dụng các loại hình web 2.0 để tương tác với cộng đồng nên online PR còn được gọi là PR 2.0

(3) Display Advertising

Display Advertising trong digital marketing là một quảng cáo dạng hiển thị (hình ảnh hoặc văn bản), xuất hiện trên các khu vực được thiết kế đặc thù của Website, hoặc trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram,…). Quảng cáo hiển thị xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng nhìn chung đều tuân thủ một nguyên tắc chung.

Dù bạn hoàn toàn có thể sử dụng các đoạn văn bản thô (không có bất kỳ hình ảnh hoặc video nào kèm theo) cho Display Advertising, nhưng để thu hút tối đa sự chú ý từ người xem, bạn nên sử dụng hình ảnh, video, hoạt họa, hoặc bất kỳ phương thức truyền đạt thông tin nào khác.

Khi sử dụng hình thức này, bạn sẽ giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận biết, tương tác với khách hàng, gợi nhớ hình ảnh hay tăng lượt truy cập vào Website.

(4) Email Marketing

Email Marketing (tiếp thị qua email) là hình thức doanh nghiệp sử dụng Email (thư điện tử) để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng nhằm duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng và nâng cao doanh thu hiệu quả.

Cũng giống như gửi tin nhắn marketing trực tiếp qua thư (direct mail) thì Email Marketing là cách mà doanh nghiệp tiếp thị trực tiếp. Tuy nhiên, nếu như so sánh thì hiệu quả marketing qua email đem lại sẽ tốt hơn nhiều bởi tốc độ truyền tải vượt trội trên Internet và chi phí thấp hơn, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

(5) Social Media Marketing

Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) có thể hiểu là các hoạt động Marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội.

Các kênh Social Media phổ biến hiện nay có thể kể đến như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Pinterest…  Tầm ảnh hưởng to lớn của mạng xã hội đến với người dùng và sự bùng nổ của các kênh xã hội này cũng đã tạo ra thị phần khách hàng tiềm năng, rộng lớn lại  “màu mỡ” đa dạng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn khai thác và tiếp cận.

4. Tổng kết

Đến đây có lẽ bạn đã mường tượng rõ về marketing là gì. Khi đời sống ngày phát triển, hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn thì mỗi doanh nghiệp lại phải càng chú trọng đến khâu marketing.

Không ai có thể phủ nhận của marketing trong môi trường kinh doanh hiện đại. Nhờ có hoạt động marketing mà doanh nghiệp đã gia tăng sức ảnh hưởng cho thương hiệu, nâng cao doanh số bán, cạnh tranh sòng phẳng với mọi đối thủ,.. Hy vọng với bài tổng hợp kiến thức này, khái niệm marketing là gì đã phần nào được làm rõ!

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing cũng như các kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com

MỘT SỐ BÀI VIẾT KHÁC