Social Media Marketing là một cụm từ khá mới với các bạn kinh doanh trực tuyến nhưng thật ra nếu các bạn làm marketing hay đã biết đến marketing thì nó hoàn toàn không hề mới vì nó cũng là một mảng nhỏ của marketing thay vì tiếp cận khách hàng trên website hoặc thực tế thì social media marketing chuyên tiếp cận trên các trang mạng xã hội.
1. Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) có thể hiểu là các hoạt động Marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội.
Trên thực tế, có rất nhiều loại social media như mạng xã hội (Facebook, Twitter), mạng chia sẻ phương tiện truyền thông (Instagram, YouTube), diễn đàn thảo luận (Reddit, Quora) hay mạng lưới đánh dấu và quản lý nội dung (Pinterest, Flipboard).
Việc sử dụng các nền tảng social media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, thúc đẩy lượng truy cập website và tăng doanh số bán hàng. Cụ thể, Social Media Marketing bao gồm việc tạo ra nội dung, lắng nghe và tương tác với những người theo dõi, phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên social media.
Điểm chung của các Social Media đều cung cấp cho người dùng khả năng bình luận, nhắn tin, …. Các công cụ có thể kết nối được với nhiều người cùng một lúc, cùng một thời điểm
2. Lợi ích Social Media Marketing mang lại trong kinh doanh
2.1 Miễn phí
Người kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn không phải “mất tiền” khi chia sẻ thông tin, quảng bá sản phẩm trên các nền tảng của social media.
Bên cạnh đó, thay vì phải telesale, đối với một số đơn vị nhỏ lẻ, chưa có nhiều kinh phí, thì các kênh social media được tận dụng triệt để để kết nối và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác,…
2.2 Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Bằng cách tận dụng sự miễn phí và độ phủ sóng rộng rãi, doanh nghiệp có thể dễ dàng PR sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng truyền thông này để chào mời hấp dẫn và kiến họ chốt đơn mua hàng.
Tiếp cận khách hàng ở mọi nơi nhanh hơn bao giờ hết bằng cách truyền thông trên mạng xã hội để họ biết được về mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh. Tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng từ hoạt động trên social media
2.3 Tương tác hai chiều
Các doanh nghiệp không chỉ sử dụng social media là phương tiện để tăng tương tác với khách hàng mà khách hàng còn sử dụng nó để liên hệ hay khiếu nại với doanh nghiệp.
Một trong những đặc quyền lớn nhất khi sử dụng social media đó là giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng và tương tác với họ trên mạng xã hội facebook, instagram, twitter,…Tạo nên những dịch vụ chăm sóc khách hàng và chế độ khiếu nại, đổi trả chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.
Đồng thời, doanh nghiệp biết nắm bắt lợi thế của social media phản hồi khách hàng tích cực còn tạo nên được mối quan hệ thân thiết. Họ sẽ là những đối tượng trung thành với thương hiệu về lâu dài.
2.4 Định hình cá tính của một thương hiệu
Dùng social media chính là cách để truyền tải cá tính thương hiệu đến khách hàng thông qua việc nhất quán trong logo, câu chuyện thương hiệu trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân phối nội dung một cách đều đặn để khách hàng nhớ đến.
Ví dụ, khi nhìn thấy màu đỏ kèm dòng chữ in nghiêng trên logo thì khách hàng sẽ lập tức đoán ra ngay cái tên “gạo cội” đó là Coca cola.
Đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu “ít thú vị” hiện diện tích cực kết hợp với nội dung chất lượng nhằm quyến rũ khách hàng. Với mục đích tăng nhận thức về thương hiệu và săn lùng thêm khách hàng mới.
Một tip cho bạn đó là sử dụng các công cụ miễn phí khác nhau(google trend, google keyword planner,...) để tìm ra những ý tưởng hay cho content. Sáng tạo và thử nghiệm các loại nội dung khác nhau trên blog, email, mạng xã hội để định hình Xây Dựng Thương Hiệu của bạn.
2.5 Viral thương hiệu nhanh chóng
Khi khách hàng hài lòng và có feedback tích cực với thương hiệu của bạn, social media sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ hay giới thiệu về thương hiệu bạn với nhiều người quan khác hơn. Bằng một cách rất tự nhiên, Social Media là nơi tốt nhất để thông tin được lan truyền một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
Những lợi ích mà Viral Marketing đưa lại cho thương hiệu có lẽ là điều mà doanh nghiệp nào cũng phải bái phục.
2.6 Tăng traffic cho trang web và thay đổi thứ hạng web
Một nội dung chất lượng được phân phối trên mạng xã hội sẽ tác động mạnh mẽ vào người dùng. Họ sẽ tò mò và nhấp vào trang web điều này giúp tăng traffic cho website.
Kèm theo Content Chuẩn SEO thì chắc chắn trang web của bạn sẽ lên top trên google một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, việc tăng thứ hạng còn giúp doanh nghiệp thu hút được thêm khách hàng mới.
3. Quá trình thực thi Social Media Marketing
Để thực thi một chiến dịch trên social media, doanh nghiệp cần dựa trên năm bước chính dưới đây:
Bước 1: Lên chiến lược (Strategy)
Trong bước này, doanh nghiệp cần phải xác định KPIs cụ thể, khách hàng mục tiêu, kinh phí và hình thức chiến dịch cho từng kênh. Nếu khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp thì Linkedin sẽ là một lựa chọn tốt. Trong khi đó, nếu khách hàng mục tiêu là B2C thì Facebook hay Youtube sẽ phù hợp hơn.
Cụ thể hơn, khi lên chiến lược cho các hoạt động social media, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
Mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng social media là gì?
Mỗi công ty sẽ có chiến lược Social Media Marketing khác nhau dựa vào ngành kinh doanh, định hướng phát triển, thời điểm, nền tảng social media,…Nhưng nhìn chung, mục tiêu hàng đầu mà Social Media Marketers thường hướng tới là: tăng nhận thức về thương hiệu (brand identity), tạo ra sự gắn kết giữa người dùng và nhãn hàng (engagement), tăng số lượt nhấp vào trang web doanh nghiệp (traffic).
Social media còn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra tương tác xoay quanh thương hiệu, tạo ra một cộng đồng và hoạt động như một kênh hỗ trợ khách hàng. Cho dù mục tiêu là gì thì việc đặt ra các mốc hoặc số liệu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi được tiến độ hoàn thành mục tiêu.
Nền tảng social media nào doanh nghiệp nên tập trung xây dựng?
Các nền tảng social media phổ biến trên thế giới là Facebook, Instagram, YouTube, Snapchat, LinkedIn và Twitter. Cũng có những nền tảng mới nổi như TikTok, Tumblr và các giao diện nhắn tin như Messenger, WhatsApp và WeChat. Khi mới bắt đầu hoạt động trên social media, doanh nghiệp chỉ nên chọn một vài nền tảng mà khách hàng mục tiêu thường xuyên hoạt động tích cực hơn là trên tất cả các nền tảng bởi có thể gây ra sự lãng phí ngân sách không cần thiết.
Loại nội dung nào doanh nghiệp muốn chia sẻ?
Doanh nghiệp nên nghiên cứu xem loại content nào sẽ thu hút khách hàng mục tiêu nhất. Đó là dạng hình ảnh hay video? Nội dung mang tính giáo dục hay giải trí? Để trả lời cho những câu hỏi này doanh nghiệp nên vẽ chân dung khách hàng cụ thể (persona). Chân dung này không nhất thiết phải cố định, mà có thể luôn thay đổi tùy vào kết quả hoạt động của các trang social media.
Bước 2: Lên kế hoạch và đăng bài (Planning and Publishing)
Social media marketing cho các doanh nghiệp nhỏ thường bắt đầu với sự hiện diện thường xuyên và nhất quán trên social media. Việc đăng bài cũng đơn giản như chia sẻ hình ảnh hay video trên social media. Tuy nhiên cần lên kế hoạch thật kỹ càng từ trước thay vì tạo và đăng tải nội dung một cách tự phát. Bên cạnh đó, để nội dung có cơ hội tiếp cận tối đa trên social media, doanh nghiệp cần đảm bảo những nội dung đó thực sự hấp dẫn với khách hàng mục tiêu vào thời điểm thích hợp.
Bước 3: Lắng nghe và Tương tác (Listening and Engagement)
Khi hoạt động kinh doanh và kênh social media đều phát triển, các thảo luận xoay quanh thương hiệu cũng tăng lên. Những người quan tâm sẽ bình luận dưới các bài đăng, gắn thẻ hoặc thậm chí nhắn tin trực tiếp cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối tượng khách hàng tiềm năng cũng có thể có những trao đổi liên quan đến thương hiệu trên social media mà doanh nghiệp không nắm bắt được. Do vậy mà doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi thảo luận của người dùng, để nếu đó là một bình luận tiêu cực, doanh nghiệp có thể nhanh chóng phản hồi và giải quyết trước khi tình hình trở nên xấu đi.
Tuy nhiên, sẽ là mất thời gian và không hiệu quả nếu doanh nghiệp dành thời gian kiểm tra tất cả các bình luận xoay quanh thương hiệu trên toàn bộ hệ thống social media một cách thủ công. Thay vào đó, doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ lắng nghe khách hàng trên social media (social listening tools) để hỗ trợ việc theo dõi và phân tích các lượt đề cập này.
Bước 4: Tiến hành phân tích (Analytics)
Dù xuất bản nội dung hay tương tác với khách hàng, doanh nghiệp cũng đều cần nắm được kết quả hoạt động marketing trên các nền tảng social media của mình. Liệu các trang này có thu hút số người theo dõi nhiều hơn so với tháng trước? Có bao nhiêu lượt đề cập tích cực trong một tháng qua? Có bao nhiêu người sử dụng hashtag của thương hiệu trên các bài đăng?
Phân tích ở đây bao gồm việc đo lường các chỉ số và từ đó vạch ra chiến lược để cải thiện tỷ lệ truy cập web cũng như tỷ lệ chuyển đổi mong muốn. Khi một người vào page của doanh nghiệp và sau đó trở thành một khách hàng, điều gì sẽ thúc đẩy quá trình đó? Tìm ra lời giải đáp chính là kết quả của quá trình phân tích.
Thông thường, sẽ có 3 loại công cụ điển hình để phân tích số liệu từ các kênh Social Media bao gồm: công cụ phân tích từ chính nền tảng đó (In-platform Analytics), công cụ được chèn vào nền tảng đó (Integrated Analytics), và công cụ đo lường dựa trên KPI (Measure against KPIs).
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, doanh nghiệp nên biết rằng các chỉ số chỉ hiệu quả nếu họ biết rõ ý nghĩa và thấy được tình trạng kinh doanh đằng sau những con số. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp chỉ biết thu thập thông tin mà không hiểu hết ý nghĩa của các con số này, hoặc thu thập những chỉ số không cần thiết thì hoạt động đánh giá và phân tích sẽ trở nên vô nghĩa.
Bước 5: Quảng cáo (Advertising)
Khi doanh nghiệp có thêm ngân sách để phát triển social media marketing, cần cân nhắc thêm social media advertising, bởi quảng cáo trên social media cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn bên cạnh những người đang theo dõi thương hiệu. Việc quảng cáo trên social media ngày nay cũng vô cùng hiệu quả giúp cho doanh nghiệp nhắm đến những đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Nếu đang chạy nhiều chiến dịch social media advertising cùng lúc, doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng công cụ để có thể tự động hóa quy trình và tối ưu hóa những quảng cáo này.
4. Lời kết
Tóm lại, doanh nghiệp ứng dụng phương tiện truyền thông một cách thông thái là không những xem nó như là kênh quảng cáo miễn phí mà còn là công cụ giao tiếp hai chiều. Nó giúp doanh nghiệp thân thiết và gần gũi hơn với khách hàng.
Từ đó, khách hàng sẽ ủng hộ và trở thành những thành viên trung thành đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
BÀI VIẾT XEM THÊM: