Trắc nghiệm DISC và MBTI

Tìm hiểu trắc nghiệm tính cách DISC và MBTI

Trắc nghiệm tính cách DISC và MBTI đều là những công cụ đánh giá nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Với hiệu quả mà bài test mang lại, đây được coi là hai bài test nổi bật nhất được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau của 2 công cụ này. Chúng ta hãy cùng khám phá kỹ hơn về hai bài test đang “làm mưa làm gió” trong lĩnh vực nhân sự này nhé!

Trắc nghiệm tính cách DISC là gì?

DISC là một công cụ xác định tính cách của người đối diện tại một thời điểm nhất định thông qua quan sát hành vi của họ. Theo lý thuyết này, tính cách của mỗi người trong số chúng ta đều nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi của 4 nhóm: D (Dominance – Sự thống trị), I (Influence – Sự ảnh hưởng), S (Steadiness – Sự kiên định), C – (Compliance – Sự tuân thủ). Cụ thể hơn:

4 nhóm tính cách DISC:

Marston đã cho rằng, hành vi con người sẽ được phân thành 4 kiểu dựa trên lý thuyết DISC như sau:

1. Dominance (D) – “Thống trị”: Người nằm trong nhóm này thường có đặc điểm là quyết đoán, tự tin, mạnh mẽ, năng nổ, nhanh nhẹn, mức độ tập trung cao, thích cạnh tranh, chú trọng tới kết quả.

2. Influence (I) – “Ảnh hưởng”: Những người thuộc nhóm I có đặc điểm là thích xã giao, cởi mở, dễ hòa đồng, nhiệt tình và khả năng thuyết phục tốt.

3. Steadiness (S) – “Kiên định”: Điềm tĩnh, trầm ổn, hòa nhã, biết lắng nghe, ổn định, luôn tận tâm với mọi việc mình làm và cẩn trọng là những phác họa của người nằm trong nhóm S.

4. Compliance (C) – “Tuân thủ”: Người thuộc nhóm C có đặc điểm là xem trọng trách nhiệm, thường rõ ràng trong mọi thứ, tư duy logic, tính kỷ luật tốt, coi trọng sự chính xác và nghiêm túc để hoàn thành kế hoạch đã vạch ra.

Mỗi người chúng ta đều có cả 4 nhóm yếu tố này trong người nhưng mức độ lại khác nhau.

Cách đọc biểu đồ DISC

Có 4 cặp phạm trù đối lập về tính cách chính mà DISC sử dụng, đó là:

Chủ động (Direct) >< Bị động (Indirect)

Hướng về công việc (Task Oriented) >< Hướng về con người (People Oriented)

Từ đây, việc xác định tính cách dựa trên DISC được quy trình hóa thành 3 bước:

Bước 1: Xác định tiêu chí đầu tiên – Chủ động / Bị động

Hãy để ý xem đối tượng là người chủ động nói lên ý kiến của mình hay phải đợi ta hỏi mới bắt đầu nói. Hoặc trong câu chuyện, liệu người đó chủ động dẫn dắt câu chuyện hay chỉ trả lời ngắn gọn rồi thôi. Không chỉ việc nói chuyện, bạn có thể nên để ý tốc độ và độ chủ động của những công việc khác mà đối tượng làm để từ đó phán đoán.

Bước 2: Xác định tiêu chí thứ hai – Hướng về công việc / Hướng về con người

Những người có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng phân tích dữ liệu cứng nhắc một cách hợp lý là điển hình của người có thiên hướng về công việc.

Ngược lại, người có thiên hướng về con người lại thường có tính cách hài hòa, trang nhã, rất dễ gần khi tiếp xúc. Họ không quá giỏi trong việc phân tích sổ sách hay đưa ra những quyết định quan trọng nhưng bù lại rất quan tâm đến suy nghĩ người khác.

Bạn hoàn toàn có thể đặt ra tình huống và xem liệu người này có bị cảm xúc chi phối quá nhiều khi quyết định không.

Bước 3: Ghép kết quả của 2 bước trên

Sau khi đã kiểm tra và có được kết quả, giờ là lúc bạn ghép chúng lại và đoán xem người đối diện thuộc tính cách gì. Sau đây là 4 nhóm kết quả bạn sẽ nhận được sau khi phân tích:

  • Nhóm 1: Chủ động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm D – Người thủ lĩnh.
  • Nhóm 2: Chủ động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm I – Người tạo ảnh hưởng.
  • Nhóm 3: Bị động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm S – Người kiên định.
  • Nhóm 4: Bị động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm C – Người kỷ luật.

Ứng dụng của DISC ra sao trong quản trị nhân sự?

Biết rằng DISC là một công cụ hữu ích nhưng để ứng dụng được trơn tru trong vận hành doanh nghiệp, các nhà quản lý cần thời gian luyện tập, trau dồi không hề ít. Thực chất, để ứng dụng DISC không phải khó, bạn chỉ cần một chút tinh tế và kinh nghiệm để hiểu hết các dấu hiệu kèm theo cách xử trí với từng loại người.

Ứng dụng DISC trong quản trị nhân sự

Mỗi nhóm tính cách lại mang trong mình một điểm mạnh, điểm yếu, thiên hướng cũng như thói quen khác nhau. Từ đó, nó ảnh hưởng đến cách làm việc, ứng xử và hợp tác. Dưới đây là một vài lời khuyên trong khi làm việc với từng nhóm tính cách:

Tìm hiểu DISC

Ứng dụng của DISC trong tuyển dụng nhân sự

Một ngách rất quan trọng trong quản trị nhân sự nói chung mà DISC có ảnh hưởng nhất đó là mảng tuyển dụng nhân sự. Với những nét đặc thù, mỗi nhóm người này trong doanh nghiệp sẽ lại phù hợp với một vị trí nhất định. Cụ thể:

  • Người nhóm D phù hợp với các vị trí lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, nếu là nhân viên sẽ phù hợp với bộ phần bán hàng / mua hàng của công ty.
  • Người nhóm I phù hợp với các vị trí đòi hỏi sự sáng tạo nên hợp với phòng ban Marketing hoặc truyền thông, sự kiện.
  • Người nhóm S phù hợp phòng ban Nhân sự khi người nhóm này rất điềm đạm, hòa đồng và dễ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
  • Người nhóm C phù hợp các công việc kỹ thuật như phòng IT, phòng phân tích dữ liệu.

Để ứng dụng DISC trong tuyển dụng nhân sự, người làm tuyển dụng có thể sử dụng 2 cách.

Cách thứ nhất: gồm 3 bước, dựa trên việc xác định chuyên môn vị trí và tìm người đáp ứng đúng được tiêu chí đó để tuyển dụng.

  • Bước 1: Tự định hình nhóm tính cách bạn nghĩ sẽ phù hợp nhất cho vị trí mình cần tuyển
  • Bước 2: Đặt ra bộ câu hỏi tình huống test ứng viên, và xét xem họ có đạt hoặc gần tới những tiêu chí mà mình đề ra không.
  • Bước 3: Phỏng vấn ứng viên trực tiếp và sử dụng chính góc nhìn của mình để đánh giá và ra quyết định. Cần phối hợp rà soát lại bước 2 bởi có thể bộ câu hỏi Test sẵn có chưa làm bộc lộ hết tiềm năng của ứng viên.

Tuy nhiên, cách làm này có điểm cần lưu ý. Có 1 kiểu người khá nhạy bén với môi trường, tuy rằng có xuất phát điểm thấp, nhưng người thuộc nhóm này thường thích ứng và học hỏi nhanh. Các nhà tuyển dụng cũng cần để ý riêng về thành phần ứng viên này để không bỏ lỡ họ.

Cách thứ 2: có phần giản lược hơn, dựa trên thực tế ứng viên ứng tuyển để điều chỉnh và linh hoạt về nhu cầu.

  • Bước 1: Đưa ra mô tả công việc chi tiết. Ước lượng số ứng viên sẽ ứng tuyển cho vị trí. Phân tích năng lực và tính cách ứng viên
  • Bước 2: Phân tích các báo cáo về ứng viên để xác định những vấn đề có thể phát sinh nếu ứng viên đảm nhận vị trí.
  • Bước 3: Nói chuyện với ứng viên tiềm năng của mình và trao đổi với họ về các vấn đề trên, trao đổi, làm rõ và tìm hướng giải quyết. Khi 2 bên gặp nhau tại 1 điểm sẽ ra offer chính thức.

Trắc nghiệm MBTI là gì?

Trắc nghiệm MBTI được viết tắt từ Myers-Briggs Type Indication, là bộ câu hỏi giúp con người khám phá tính cách của bản thân thông qua bảng câu hỏi trắc nghiệm, do 2 nhà khoa học Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers nghiên cứu tạo ra. Với việc trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm tính cách bản thân này, mỗi người chúng ta sẽ khám phá được những nét cá tính tạo nên sự khác biệt cho bản thân. Đồng thời, giúp nhận thức thế giới xung quanh cũng như cách con người đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó.

Trắc nghiệm MBTI được phát triển dựa trên nền tảng tâm lý học, nhấn mạnh vào sự khác biệt trong tính cách của mỗi cá nhân trên thế giới này, gồm các dạng như 70 câu, 72 câu, … Tuy nhiên, một bài trắc nghiệm MBTI phổ biến thường có 76 câu hỏi, bởi tính chính xác mà nó mang lại được đảm bảo ở mức cao nhất.

Sau khi xác định được mình thuộc nhóm tính cách nào, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Từ đó, tạo cơ sở để phát huy tối đa thế mạnh và đạt được những thành công trong sự nghiệp, lẫn cuộc sống.

Ngày nay, với nhu cầu lựa chọn ra những ứng viên thật sự phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc mà các nhà tuyển dụng, nhà quản lý thường khuyến khích họ làm bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách bản thân này.

Ngoài ra, trong quy trình quản lý nhân sự, trắc nghiệm MBTI cũng không còn quá xa lạ với các trưởng phòng HR hay các nhà quản lý. Bởi lẽ, kết quả mà MBTI test mang lại sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, từ đó, hỗ trợ việc phân chia công việc cho cấp dưới.

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, trắc nghiệm MBTI thiên về ý nghĩa hướng nghiệp, giúp các bạn trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Từ đó, nhận ra những khả năng thiên phú của mình để lựa chọn ngành nghề mà bản thân có thể làm tốt nhất trong tương lai.

Các tiêu chí đánh giá trong MBTI

MBTI dựa trên 4 tiêu chí chính là 4 cặp phạm trù xoay quanh thế giới quan của con người, dùng để đánh giá và phân tích tính cách con người.

Xu hướng tự nhiên:

Hướng ngoại (Extraversion)     >< Hướng nội (Introversion)

Hướng nội là hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng. Người hướng nội thường tập trung suy nghĩ, không thể hiện ra ngoài nhiều.

Hướng ngoại là hướng về thế giới bên ngoài gồm những hoạt động, con người, đồ vật. Người hướng ngoại thường cởi mở, hay nói cười nhưng suy nghĩ nhiều khi còn nôn nóng, chưa cặn kẽ.

Nhận thức về thế giới:

Giác quan (Sensing)     ><     Trực giác (iNtuition)

Những người thuộc nhóm S nhận thức thế giới qua các giác quan cụ thể như mắt thấy, mũi ngửi, tai nghe những màu sắc, hình ảnh, mùi vị, âm thanh. Họ sắc bén với thực tế, tin vào thế giới dưới cái cách họ đang tiếp nhận qua 5 giác quan.

Ngược lại, thế giới của những người thiên về trực giác sẽ gồm các mô hình, tưởng tượng mà họ suy luận, sắp xếp từ dữ liệu họ thu thập được.

Quyết định và lựa chọn:

Lý trí (Thinking)     ><     Cảm xúc (Feeling)

Người lý trí sẽ ra quyết định dựa trên việc xác định các thông tin liên quan, các tiêu chí đúng sai trái phải. Họ luôn suy luận logic đưa ra đáp án cụ thể nhất, có căn cứ khoa học nhất.

Thay vào đó, người cảm xúc sẽ lựa chọn dựa vào cảm tính, ví dụ như yêu, ghét, thương, thù,…

Cách thức hành động:

Nguyên tắc (Judging)     >< Linh hoạt (Percieving)  

Não bộ của người có cách thức hành động dựa trên nguyên tắc có thiên hướng lập kế hoạch và đưa ra lộ trình để đạt được mục tiêu.

Ngược lại, nhóm người linh hoạt đôi lúc chấp nhận những thay đổi bất chấp kế hoạch ban đầu để điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh nhất, đem lại kết quả tối ưu nhất tại một thời điểm xác định.

Từ 4 tiêu chí trên, chúng ta kết hợp tạo thành 16 nhóm tính cách khác nhau tượng trung cho 16 kiểu người trong MBTI.

Trắc nghiệm MBTI
16 nhóm tính cách MBTI để chúng ta tự khám phá khả năng và tính cách của bản thân

MBTI ENFJ là gì?

MBTI ENFJ – Người cho đi: Đây là kiểu người có thế mạnh về khả năng hùng biện, do đó, họ luôn toát lên cho mình một sức hút mạnh mẽ với người đối diện. Bên cạnh đó, họ còn là một người rất ấm áp và tình cảm. Họ khéo léo trong cách đối nhân xử thế, chăm sóc mọi người một cách rất chân thành và đặc biệt là có khả năng duy trì, tạo dựng một mối quan hệ vượt trội hơn hẳn 15 nhóm tính cách còn lại. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2% dân số trên thế giới mang tính cách này.

Chính vì hành động quá duy tình nên họ rất dễ tổn thương, cũng như dễ bị lay động trước những tình huống mang nhiều yếu tố cảm xúc. Do đó, đôi khi, họ thường thiếu quyết đoán trong những quyết định quan trọng.

Các ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách này có thể kể đến như:

  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên hôn nhân gia đình,…);
  • Phương tiện – truyền thông (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên,…);
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế;
  • Dịch vụ chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu,…);
  • Khoa học (Nhà tâm lý học, nhà xã hội học,…);
  • Pháp luật (Luật sư,…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ vật lý trị liệu,…);
  • Văn phòng và hành chính.

MBTI ENFP là gì?

MBTI ENFP – Người truyền cảm hứng: Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 7% dân số mang loại tính cách này. Những người thuộc nhóm ENFP thường mang trong mình tố chất thông minh và luôn tràn trề năng lượng. Do đó, họ rất giỏi trong việc truyền tải các thông điệp và lan tỏa những năng lượng tích cực đến cho mọi người, cũng như điều hướng trong các cuộc giao tiếp.

Ngoài ra, họ còn có sở thích tìm tòi mọi thứ về ý nghĩa thật sự đằng sau những hành động của con người để giải mã và liên hệ với nhau. Nhóm người ENFP thường có xu hướng xử lí tình huống một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng ngữ cảnh và vấn đề gặp phải.

Họ thường rất tò mò, duy tâm và khá bí ẩn vì họ tìm kiếm ý nghĩa và thực sự quan tâm đến động cơ của người khác, vì vậy họ thấy cuộc sống rất rộng lớn và có nhiều câu đố chưa được giải mã mà trong đó mọi thứ đều liên hệ với nhau.

Dẫu vậy, những người thuộc nhóm ENFP cũng mang trong mình một số nhược điểm như: dễ nhàm chán với công việc mình đang làm; có thể hoàn thành tốt trên nhiều lĩnh vực nhưng rất dễ lơ đãng và phân tán sự tập trung khi làm việc.

MBTI ENFP sẽ phù hợp với các nghề nghiệp như:

  • Nghệ thuật, thiết kế và giải trí (Diễn viên, nhạc sỹ, ca sỹ,…)
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Dịch vụ chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu, Thợ cắt tóc…);
  • Phương tiện – truyền thông (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…);
  • Khoa học (Nhà tâm lý học, nhà xã hội học,…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên,…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ vật lý trị liệu,…);
  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên hôn nhân gia đình,…).

MBTI ENTP là gì?

MBTI ENTP – Người nhìn xa: Chiếm 3% trên tổng dân số thế giới, những người mang tính cách ENTP thường rất thích tranh biện, chỉ cần cảm thấy thích thú, họ có thể tranh luận mà không cần quan tâm đến vấn đề đó là gì. Họ rất nhanh trí và có những suy nghĩ độc đáo, do vậy, đây được xem như là một lợi thế lớn giúp họ có thể giành chiến thắng trong các cuộc tranh biện.

Với trực giác và hướng ngoại chiếm ưu thế, sở thích của ENTP là tìm hiểu về thế giới xung quanh bằng cách thu thập các ý tưởng và ngữ cảnh tình huống có khả năng xảy ra trong cuộc sống. Bằng việc sở hữu một đầu óc nhanh nhạy cùng khả năng ứng biến linh hoạt, có thể nói ENTP là một trong những nhóm tính cách giải quyết các vấn đề mắc phải tốt nhất.

Tuy nhiên, ENTP cũng có một số điểm yếu phải kể đến như: nhìn nhận vấn đề ở phạm vi quá rộng nên không thể tập trung được vào các yếu tố then chốt; giỏi đưa ra ý tưởng nhưng khả năng thực chiến nó lại bị hạn chế; dễ chán nản khi làm việc.

Các ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách ENTP là:

  • Kinh doanh và lãnh đạo (Quản lý kinh doanh, quản trị nhân sự, giám đốc điều hành,…);
  • Nghệ thuật và thiết kế (Kiến trúc sư, Nhà sản xuất nghệ thuật, diễn viên….);
  • Khoa học và kỹ thuật (Nhà khoa học, kỹ sư, giáo sư tiến sỹ,…).

MBTI ENTJ là gì?

MBTI ENTJ – Người quản lý: Tương tự như MBTI ENFP, những người thuộc nhóm tính cách ENTJ cũng chiếm 3% trên tổng dân số. Các nghiên cứu cho thấy ENTJ là loại tính cách có khả năng lãnh đạo tốt nhất trong các loại tính cách. Họ rất thẳng thắn, quyết đoán và có năng lực đảm nhận vị trí lãnh đạo bẩm sinh. Ngoài ra, họ còn sở hữu một khả năng tuyệt vời trong việc biến những lý thuyết và tiềm năng trở thành những kế hoạch hành động cụ thể và rõ ràng, vì vậy, quyền lực cá nhân của ENTJ là rất lớn.

Sức mạnh cá nhân lớn cùng phong thái tự tin sẽ giúp các ENTJ sẽ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Do đó, họ rất coi trọng sự nghiệp và môi trường tốt nhất để họ phát triển là thế giới công sở. Tuy nhiên, đây chính là “con dao hai lưỡi” nếu như họ quá đề cao bản thân và trở nên bị cô lập.

Trong thế giới của ENTJ không được phép tồn tại hai chữ: sai lầm. Do đó, họ luôn cố gắng làm tốt tất cả mọi thứ và tránh gây ra sai sót. Họ có thể rơi vào cáu gắt, dễ bị mất kiên nhẫn khi rơi vào các trường hợp này, bởi họ vốn dĩ khó cảm thông với cảm xúc của người khác. Vì vậy, các ENTJ cần học cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác nhiều hơn để tránh trở thành người độc đoán, đáng sợ và hống hách.

Các ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách ENTJ bao gồm:

  • Kinh doanh và tài chính (Quản lý kinh doanh, chuyên gia tài chính , giám đốc điều hành,…);
  • Lãnh đạo và quản lý (Quản lý nhân sự, Chủ tịch hội đồng,…);
  • Kiến trúc và kỹ thuật (Kỹ sư, Kiến trúc sư, Kiểm soát viên, Nhà thầu xây dựng…);
  • Khoa học và đời sống (Nhà kinh tế, Nhà tâm lý, Nhà khoa học,…);
  • Nghệ thuật và truyền thông (Quan hệ công chúng, Giám đốc sản xuất nghệ thuật,…);
  • Chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, quản lý dịch vụ y tế,…);
  • Giáo dục và đào tạo (Giảng viên, Giáo sư tiến sỹ,…);
  • Giải trí và thể thao (Huấn luyện viên, Nhà sản xuất,..);
  • Nhóm ngành IT;
  • Pháp luật (Thanh tra, Luật sư, Cảnh sát điều tra,…).

MBTI ESFJ là gì?

MBTI ESFJ – Người quan tâm: 3 đặc trưng nổi bật của người thuộc nhóm ESFJ, đó là: thực tế, vị tha và hòa đồng. Trên thế giới có đến 12% dân số thuộc nhóm tính cách này. Đây được xem là loại tính cách có mức tỉ lệ khá cao trong các loại tính cách. Họ rất thân thiện, ấm áp và giàu tình thương.

Họ có khả năng nắm bắt tốt ý kiến của người khác và nhận biết, bộc lộ được những ưu điểm của mọi người. Ngoài ra, lòng nhiệt tình và trái tim yêu thương còn thôi thúc họ tích cực trong việc giúp đỡ mọi người xung quanh hay tham gia các công tác thiện nguyện.

Ngoài ra, những người thuộc nhóm tính cách ESFJ còn có khả năng tạo ấn tượng tốt với người khác, bằng một cách nào đó, những người khi tiếp xúc với ESFJ đều sẽ nhớ về những điểm tốt mà họ đã thể hiện.

Các ESFJ sở hữu khả năng làm việc nhóm rất tốt, bởi sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm khi làm việc. Họ luôn tìm kiếm sự hài hòa trong các lĩnh vực, cực kỳ nghiêm túc và coi trọng chữ tín. Chính đặc điểm này đã cho thấy ESFJ là một đối tác trung thành và rất bền vững.

Vì ESFJ có xu hướng rất nồng nhiệt, nhạy cảm và sâu sắc nên họ thường gặp khó khăn để đối phó với các tình huống có liên quan đến những lời chỉ trích hoặc xung đột. Tuy nhiên, nó cũng chính là điểm mạnh giúp họ trở nên nổi bật và chiếm được nhiều sự cảm mến của những người xung quanh.

Phụ nữ thuộc nhóm tính cách ESFJ thường rất nữ tính và là hình mẫu lý tưởng được xây dựng cả trong phim ảnh lẫn ngoài đời thực.

Các ngành nghề phù hợp với người thuộc loại tính cách ESFJ:

  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên,…);
  • Phương tiện – truyền thông (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên,…);
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế;
  • Dịch vụ chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu,…);
  • Khoa học (Nhà tâm lý học, nhà xã hội học,…);
  • Pháp luật (Cảnh sát, tòa án…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ, Y tá…);
  • Văn phòng và hành chính.

MBTI ESFP là gì?

MBTI ESFP – Người trình diễn: Có khoảng 7,5% dân số thuộc nhóm tính cách này. Đây là nhóm có thiên hướng hướng ngoại nhất trong 16 nhóm tính cách.

Những người ESFP luôn yêu thích sự mới mẻ và mong muốn được trở thành tâm điểm của sự chú ý. Họ có khả năng giao tiếp tốt, tinh thần lạc quan, do vậy, họ thường có xu hướng tận hưởng những niềm vui cuộc sống. Ngoài ra, họ còn là người sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để thể hiện bản thân và trải nghiệm điều mới.

Một tính cách mạnh mẽ nhất của ESFP là khả năng cảm nhận thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật vượt trội. Thực tế cho thấy có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới thuộc nhóm tính cách này như: nữ diễn viên Dale Evans,  nam diễn viên Woody Harrelson (Cheers), MC Kathy Lee Gifford, … Ngoài ra, các ESFP còn rất tinh tế và dễ dàng cảm nhận và đồng cảm với những nỗi đau của người khác.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của họ chính là tính tự phát và khả năng lập kế hoạch cũng như tư duy dài hạn. Họ là những nhà chiến lược kém nhưng lại có khả năng đưa ra lời khuyên tốt. Họ hay quên và thường rơi vào trạng thái hời hợt với mọi thứ xung quanh. Bên cạnh đó, ngoài sự lạc quan vốn thấy của mình, các ESFP cũng rất dễ vùi mình vào những suy nghĩ tiêu cực khi rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ.

Các ngành nghề phù hợp với các ESFP gồm:

  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên,…);
  • Phương tiện – truyền thông (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên,…);
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế (Ca sỹ, Nhạc sỹ, Thiết kế thời trang,…);
  • Dịch vụ sức khỏe và chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu, Y tá…);
  • Cảnh sát, lính cứu hỏa.

MBTI ESTP là gì?

MBTI ESTP – Người thực thi: Những người thuộc loại tính cách này rất thẳng thắn, thân thiện và thích các hoạt động tập thể. Họ thường lan truyền năng lực tích cực và cũng nắm bắt tốt động cơ của các loại tính cách MBTI khác. Họ dễ dàng phát hiện ra những thay đổi dù là nhỏ nhất trong biểu hiện của ai đó. Nhưng đôi lúc, họ cũng bị xem là thô lỗ và thiếu thận trọng.

Họ là tuýp người không màng đến kế hoạch, họ có xu hướng lao vào và bắt tay thực hiện luôn công việc. Khi mắc sai lầm, họ không ngần ngại sửa chữa và còn rất vui vẻ chấp nhận nó. Họ cho rằng luật lệ, quy tắc và nghĩa vụ như là các khuyến cáo hoặc hướng dẫn chứ không phải theo một nguyên tắc cứng nhắc.

Các ESTP rất thích xem phim, theo đuổi niềm đam mê và những thú vui vật chất khác. Do đó, họ rất dễ sa ngã vào những trò chơi nguy hiểm và không lành mạnh. Ngoài ra, họ còn gặp nhiều hạn chế với những việc đòi hỏi tính kiên nhẫn.

Với đặc điểm tính cách là thẳng thắn cùng lối tư duy logic, không quan tâm nhiều đến cảm xúc nên các ESTP rất dễ gây tổn thương đến những người có sự nhạy cảm cao.

Hiện, có khoảng 4% dân số thuộc nhóm tính cách này.

Các ngành nghề phù hợp với người thuộc loại tính cách ESTP:

  • Khoa học và đời sống (Kỹ thuật viên nông lâm nghiệp, nhà sinh học môi trường,…);
  • Giáo dục (Giáo viên dạy nghề, Quản trị viên,…);
  • Kinh doanh, bán hàng và tài chính (Cố vấn tài chính, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa (Cơ khí ô tô, nhân viên điện lạnh, điện tử,…);
  • Sản xuất (Thợ mộc, thợ làm bánh, thanh tra giám sát chất lượng);
  • Kiến trúc sư và kỹ sư kỹ thuật;
  • Cảnh sát, vệ sỹ, lính cứu hỏa, sỹ quan quân đội, phi công;
  • Xây dựng.

MBTI INFP là gì?

MBTI INFP – Người lý tưởng hóa: Số người thuộc nhóm tính cách này trên thế giới chiếm khoảng 4,5% dân số. Các INFP là một người điềm tĩnh, kín đáo, thậm chí là nhút nhát. Mặc dù họ luôn có sự thận trọng và e dè nhưng ngọn lửa đam mê bên trong họ rất mãnh liệt và không thể xem thường.

Họ luôn nhận thức một cách rõ ràng về danh dự và nhân phẩm – hai thứ truyền cảm hứng và thúc đẩy họ làm một việc gì đó. Những người thuộc loại tính cách INFP có xu hướng tìm kiếm sự hòa hợp trong cuộc sống, họ luôn muốn tạo ra một thứ gì đó mang tính tích cực để xua tan đi sự thất vọng về một điều xấu nào đó đang xảy ra với thế giới.

Các INFP cũng có điểm chung với các loại -FP khác đó là sở hữu một khả năng ngôn ngữ tuyệt vời. Thực tế cho thấy rất nhiều nhà văn lớn, các diễn viên nổi tiếng đều thuộc nhóm tính cách này. (Julia Roberts – Diễn viên nổi tiếng, J.K. Rowling – Tác giả của “Harry Potter”, A. A. Milne – Tác giả của “Winnie The Pooh”, William Shakespeare – Nhà soạn kịch lỗi lạc người Anh, …). Ngoài ra, họ cũng rất giỏi trong việc sáng tạo nội dung, biểu tượng và giải thích chúng.

Tuy nhiên, những người INFP lại mắc phải những nhược điểm về việc xử lý dữ liệu. Họ không thể làm tốt những công việc liên quan đến lĩnh vực này. Bên cạnh đó, vì tâm hồn thơ văn quá độ, họ rất dễ rơi vào trạng thái mơ mộng hay lý tưởng hóa quá mức. Đôi khi, vì mang tư tưởng cá nhân quá cao, họ rất dễ bị cô lập với mọi người.

Vậy các MBTI INFP phù hợp với những ngành nghề nào? Câu trả lời chính là:

  • Nghệ thuật và thiết kế (thiết kế thời trang, thiết kế mỹ thuật,…);
  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, quản lý dịch vụ cộng đồng,…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên, Thủ thư…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ vật lý trị liệu,…);
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Phương tiện – truyền thông (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…);
  • Khoa học (Nhà tâm lý học, nhà xã hội học,…).

MBTI ESTJ là gì?

MBTI ESTJ – Người bảo hộ: Ba đặc trưng trong tính cách của các ESTJ là: nguyên tắc, truyền thống và ổn định. Có khoảng 11,5% dân số trên thế giới thuộc loại tính cách này.

Đây là nhóm người có suy nghĩ rất thực tế và luôn nhận thức cao về tinh thần trách nhiệm trong công việc. Với thiên hướng hướng ngoại, các ESTJ rất yêu thích các hoạt động giao lưu và tích cực trong các hoạt động truyền thống. Gia đình của ESTJ thường rất hạnh phúc bởi họ luôn nỗ lực hết mình để xây dựng và bảo vệ tổ ấm của mình.

Những người thuộc nhóm ESTJ rất tận tâm và có trách nhiệm. Họ luôn giữ đúng lời hứa và hoàn thành công việc đúng như thời gian và nội dung công việc đã giao. Chính tính cách này đã giúp họ được mọi người đánh giá rất cao về đạo đức nghề nghiệp và trở thành tiêu chuẩn để người khác học tập. Ngoài ra, họ cũng là một người rất tham vọng trong việc tranh giành các vị trí quyền lực.

Các ESTJ thường có ý chí mạnh mẽ và không sợ lên tiếng và bảo vệ ý kiến ​​của mình, ngay cả khi họ phải tranh biện với những đối thủ đáng gờm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ là một người vô lễ và không biết phép tắc. Sở dĩ, các quy tắc, chuẩn mực mà họ đặt ra sẽ không cho phép họ thể hiện điều đó.

Người thuộc loại tính cách này rất chú ý đến tiểu tiết, họ có khả năng ghi nhớ rất tốt những gì đang xảy ra xung quanh họ. Họ cũng rất trung thực và thẳng thắn, họ luôn sống trong thế giới của sự thật rõ ràng và có sự kiểm chứng.

Chính những tính cách trên mà các ESTJ luôn được xem là “công dân kiểu mẫu” của gia đình và xã hội.

Dẫu vậy, vì quá nguyên tắc và quy cũ nên họ cũng khá cứng nhắc và không linh hoạt khi xảy ra các biến cố bất ngờ. Thêm vào đó, họ suy nghĩ rất nhiều đến địa vị xã hội của bản thân và thường phản ứng thái quá những sai lầm mà người khác mắc phải. Do đó, nhiều lúc họ sẽ làm phật lòng và tổn thương đến mọi người.

Các ngành nghề phù hợp với các ESTJ gồm:

  • Kinh doanh, bán hàng và tài chính (Cố vấn tài chính, Kế toán, Quản lý kinh doanh,…);
  • Văn phòng và hành chính;
  • Quản lý;
  • Kiến trúc sư, kỹ thuật viên và kỹ sư kỹ thuật;
  • Khoa học và đời sống (Kỹ thuật viên nông lâm nghiệp, nhà sinh học môi trường,…);
  • Nông lâm nghiệp;
  • Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa (Cơ khí ô tô, nhân viên điện lạnh, điện tử,…);
  • Vận chuyển;
  • Sản xuất;
  • Giải trí, thể thao;
  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên, nhân viên xã hội…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên, Thủ thư…);
  • Cảnh sát, vệ sỹ, lính cứu hỏa, quân đội;
  • Pháp luật (Tòa án, luật sư…).

MBTI INFJ là gì?

MBTI INFJ – Người che chở: Đây là nhóm tính cách sở hữu rất nhiều đặc điểm khiến người khác phải bất ngờ và trầm trồ. Có lẽ là sở hữu quá nhiều điều đặc biệt nên INFJ chỉ chiếm khoảng 1% dân số trên thế giới.

Tuy chỉ chiếm một lượng tỷ lệ rất nhỏ nhưng họ lại là nhóm sở hữu những dân cư quyền lực nhất thế giới. Đó là: Jimmy Carter – Cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Thomas Jefferson – Cựu Tổng thống và tác giả của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, Calvin Coolidge – Cựu tổng thống Hoa Kỳ, Goethe, Nhà văn nổi tiếng, Niels Bohr – Nhà vật lý và cố vấn của Heisenberg, Mary Wollstonecraft – Nhà triết học, Mel Gibson – Nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, …

Họ được miêu tả là những người có tính cách khá trầm tĩnh nhưng lại có những suy nghĩ rất độc đáo và logic, đặc biệt là khi nói về lĩnh vực mà thực sự quan trọng với bản thân họ. Chính vì thế, những người thuộc nhóm INFJ có tư duy logic rất tuyệt vời.

Các INFJ còn được mệnh danh là bậc thầy giao tiếp bằng văn bản bởi họ sở hữu một khả năng viết lách rất mượt mà và sắc sảo. Ngoài ra, sự nhạy cảm của INFJ còn giúp họ kết nối với người khác khá dễ dàng. Do đó, họ thường bị hiểu nhầm là người có tính cách hướng ngoại.

Ngoài ra, tính cách INFJ còn giúp họ trở thành một người rất tốt bụng. Họ sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia các hoạt động công tác xã hội. Vì đối với họ, cách tốt nhất để giúp thế giới là loại bỏ tất cả các kẻ bạo ngược chính là lẽ sống.

Tuy nhiên, các INFJ cần tiết chế sự nhiệt huyết của mình lại trong mức kiểm soát, tránh việc quá tin tưởng người khác mà không đề phòng cho bản thân. Thỉnh thoảng, họ cần phải có khoảng thời gian “tĩnh dưỡng” để không bị cạn kiệt nguồn năng lượng tích trữ.

Các ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách INFJ, bao gồm:

  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên hôn nhân gia đình,…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên,…);
  • Dịch vụ chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu,…);
  • Khoa học (Nhà tâm lý học, nhà xã hội học,…);
  • Pháp luật (Luật sư,…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ vật lý trị liệu,…);
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế;
  • Nhân sự.

MBTI INTP là gì?

MBTI INTP – Nhà tư duy: Có khoảng 3% dân số mang tính cách INTP. Họ là những người yêu thích lý thuyết và tin rằng mọi thứ đều có thể được giải thích và cải tiến bằng kiến thức. Do đó, đối với INTP, đây chính là tài sản quý báu nhất trong cuộc đời họ.

Họ có khả năng nhìn thấy những mô hình mà người khác không nhìn thấy được. Thêm vào đó, bộ não của họ được ví như một bộ máy không ngừng hấp thụ, xử lý và tạo ra tất cả các loại lý thuyết khó nhằn. Có thể thấy rằng INTP là một tập hợp của những người sở hữu trí thông minh thượng thừa. Chính đặc điểm này làm họ trở nên xuất chúng rất nhiều trong việc phân tích các vấn đề.

Dù vậy, các INTP lại thường tỏ ra khá nhút nhát và e dè khi gặp gỡ người lạ. Nhưng nếu người đó đang nói về vấn đề mà họ quan tâm hoặc những điều mà họ biết rõ thì lúc này, INTP lại trở nên rất sôi nổi và thân thiện.

Tính cách INTP có xu hướng linh hoạt và thoải mái trong gần như tất cả các tình huống, trừ khi niềm tin hay suy luận logic của họ đang bị chỉ trích. Khi đối mặt với trường hợp đó, họ có thể trở nên rất bảo thủ và không kiểm soát được việc tranh luận.

Các INTP sẽ phù hợp với những ngành nghề sau đây:

  • Nhóm ngành công nghệ IT (Phát triển phần mềm, nhà phát triển web,…);
  • Kỹ sư kỹ thuật;
  • Khoa học (Nhà khoa học, nhà tâm lý học, giáo sư tiến sỹ,…);
  • Kinh doanh và tài chính (chuyên gia tài chính, kỹ sư bán hàng, Nghiên cứu thị trường,..);
  • Giải trí và nghệ thuật (Nhiếp ảnh gia, Biên tập viên, Nhạc sỹ,…).

MBTI INTJ là gì?

MBTI INTJ – Nhà khoa học: Đây là một trong những loại tính cách hiếm nhất và thú vị nhất trong 16 loại tính cách mà MBTI đề cập. Sự thật là số người thuộc nhóm tính cách INTJ chỉ chiếm khoảng 2% dân số Hoa Kỳ, trong đó INTJ nữ thuộc dạng cực hiếm khi chỉ chiếm khoảng 0.8%. Ngoài ra, INTJ còn được xem là nhóm tính cách “độc lập” bậc nhất trong tất cả các nhóm tính cách.

Đúng như tên gọi của nó – các nhà khoa học thường đặc biệt thông minh với một bộ não siêu đẳng nhưng đôi khi lại bí ẩn một cách khó hiểu. Họ có khả năng nhận thức rõ ràng các lĩnh vực thuộc thế mạnh của bản thân và rất trung thực về những điều mà họ không biết.

Ngoài ra, tính cách INTJ còn thể hiện sự quyết đoán, độc đáo và tự tin ngút ngàn. Do đó, người khác rất dễ chấp nhận ý tưởng của INTJ chỉ đơn giản vì lý do sức mạnh ý chí tuyệt đối và sự tự tin của họ. Tuy nhiên, vì không thích sự chú ý nên họ thường chỉ đưa ra ý kiến cho những vấn đề mà họ thực sự quan tâm.

Một điểm đặc biệt làm nên một INTJ khác thường nữa, đó là sự kết hợp kỳ diệu giữa sự quyết đoán và trí tưởng tượng sống động. Điều này cho thấy họ là một người có thể thiết kế nên những bản kế hoạch tuyệt vời và thực hiện nó một cách tốt nhất.

Với năng lực phân tích và áp dụng trên thực tế tuyệt vời cùng lối tư duy nhanh nhạy và linh hoạt, cộng thêm sự quyết đoán của bản thân mà các INTJ thường gánh vác trách nhiệm đưa ra quyết định quan trọng mà không tham khảo ý kiến ​​đồng nghiệp của họ. Cũng vì đặc điểm này, mà các INTJ rất dễ gây khó chịu và mâu thuẫn với mọi người xung quanh.

Cũng như 15 nhóm tính cách còn lại, dù có tuyệt vời đến đâu thì INTJ cũng tồn tại những nhược điểm. Một trong những yếu điểm lớn nhất của họ chính là các INTJ thường cảm thấy rất khó khăn để xử lý các mối quan hệ lãng mạn. Bởi lẽ họ ít khi quan tâm đến cảm xúc của người khác nên đôi khi những thứ họ nói, những việc họ làm có thể khiến người khác bị tổn thương.

Người thuộc nhóm tính cách INTJ sẽ phù hợp với ngành nghề sau đây:

  • Kinh doanh và tài chính (Kế toán, Chuyên gia phân tích tài chính , giám đốc điều hành,…);
  • Toán học ( Nhà toán học, Nhà thống kê, phân tích nghiên cứu hoạt động,…);
  • Kiến trúc và kỹ thuật (Kỹ sư, Kiến trúc sư, Kiểm soát viên, Nhà thầu xây dựng…);
  • Khoa học và đời sống (Nhà kinh tế, Nhà tâm lý, Nhà khoa học,…);
  • Nghệ thuật và truyền thông (Quan hệ công chúng, Giám đốc sản xuất nghệ thuật,…);
  • Chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, quản lý dịch vụ y tế,…);
  • Giáo dục và đào tạo (Giảng viên, Giáo sư tiến sỹ,…);
  • Giải trí và thể thao (Huấn luyện viên, Nhà sản xuất,..);
  • Nhóm ngành IT;
  • Pháp luật (Thẩm phán, Luật sư, Cảnh sát điều tra,…).

MBTI ISTP là gì?

MBTI ISTP – Nhà cơ học: ISTP cũng là một trong những nhóm tính cách sở hữu những đặc điểm thú vị khiến người khác gặp khó khăn trong việc thăm dò về bản thân mình. Trên thế giới có khoảng 5% dân số thuộc tính cách này.

Với sự kết hợp giữ lý trí (T) và sự linh hoạt (P) mà các ISTP thường được thiên phú trong các lĩnh vực máy móc, công nghệ. Họ thường đưa ra các ý tưởng và kế hoạch rất hợp lý. Ngoài ra, họ cũng thể hiện được sự bình tĩnh và lý trí trong một khoảng thời gian dài.

Những người thuộc nhóm ISTP thường đề cao sự riêng tư cá nhân, do đó, rất ít người có thể hiểu hết về con người họ. Đôi khi họ sẽ trở nên bướng bỉnh và nóng tính khi những thói quen và nguyên tắc của họ bị phán xét và chỉ trích.

Tuy vậy, họ cũng rất khéo léo khi có làm hạ nhiệt một cuộc tranh cãi hoặc những tình huống khó xử bằng khiếu hài hước vốn có của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không làm tổn thương người khác. Bởi lẽ, họ không phải người có độ nhạy cảm cao nên thường gặp khó khăn để nhận ra ranh giới của những gì được phép và dự kiến ​​trong những tình huống cảm xúc.

Không như những người anh em sở hữu yếu tố hướng nội (I), ISTP không thực sự quan tâm quá nhiều đến không gian riêng của bản thân. Điều đó có nghĩa là họ sẽ không bận tâm quá nhiều đến việc người khác sẽ tham gia vào một dự án cùng họ. Hoặc là họ sẽ không ngần ngại bày tỏ sự quan tâm của mình đến công việc của người khác.

Các ngành nghề phù hợp với ISTP gồm:

  • Phân tích tài chính, chứng khoán, nhà kinh tế;
  • Nhà sinh vật học, nhà địa chất;
  • Dịch vụ sức khỏe và chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu, Y tá…);
  • Cảnh sát, lính cứu hỏa, sỹ quan quân đội, hình sự;
  • Kiến trúc sư, thợ mộc, thợ may, đầu bếp, thợ kim hoàn;
  • Phi công, thuyền trưởng;
  • IT (Phát triển phần mềm, quản trị cơ sở dữ liệu,….).

MBTI ISTJ là gì?

MBTI ISTJ – Người có trách nhiệm: Đây là loại tính cách phổ biến nhất trên thế giới khi có đến 13% dân số thuộc nhóm này. Kim chỉ nam trong cuộc sống của họ là tôn thờ sự thật. Họ có xu hướng tiếp thu rất nhiều thông tin và nhớ rất lâu. Ngoài ra, khả năng phân tích các sự vật, hiện tượng, con người ở môi trường xung quanh của các ISTJ cũng rất tốt.

ISTJ là những người rất kỹ tính, họ luôn luôn kiểm tra mọi thứ một cách thận trọng và không giả định bất cứ điều gì. Bên cạnh đó, họ còn có khả năng tập trung cao độ và có tinh thần trách nhiệm trong các công việc được giao. Do đó, họ trở thành một nhân viên lý tưởng trong nhiều ngành nghề.

Vì đặc điểm kỹ lưỡng trong công việc mà họ thường dành rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành nó. Đối với họ, nếu đã bắt tay vào làm thì phải làm thật tốt, không được làm qua loa, cho có. Vì nếu như vậy thì họ sẽ cảm thấy những gì mình làm thật vô bổ và không có ý nghĩa.

Các ISTJ có thiên hướng thích làm việc một mình hơn là làm việc nhóm. Nhưng nếu được yêu cầu, họ vẫn sẽ vui vẻ và làm việc cùng các đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, họ rất dễ bực bội với những thiếu sót không đáng có của người khác.

Những người thuộc nhóm tính cách ISTJ  thường có am hiểu rất nhiều vấn đề, do đó, họ có thể thành công trong nhiều lĩnh vực. Bởi lẽ, ISTJ là người minh bạch, hợp lý, thông thái, họ mong muốn có cuộc sống ổn định và an toàn. Tuy nhiên, họ lại thường gặp khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc vì tính cách thờ ơ, lạnh nhạt mà yếu tố T mang lại.

Xu hướng của ISTJ là giữ kín các quan điểm chủ quan của mình, trừ khi ai đó hỏi họ trực tiếp. Ngoài ra, họ cũng là một người rất lý trí, họ thường không bị chi phối bởi cảm xúc khi đưa ra một quyết định hay phán quyết nào đó.

Các MBTI ISTJ sẽ phù hợp với ngành nghề như sau:

  • Kinh doanh, bán hàng và tài chính (Cố vấn tài chính, Kế toán, Quản lý kinh doanh,…);
  • Văn phòng và hành chính;
  • Quản lý;
  • Kiến trúc sư, kỹ thuật viên và kỹ sư kỹ thuật;
  • Khoa học và đời sống (Kỹ thuật viên nông lâm nghiệp, nhà sinh học môi trường,…);
  • Nông lâm nghiệp;
  • Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa (Cơ khí ô tô, nhân viên điện lạnh, điện tử,…);
  • Vận chuyển;
  • Sản xuất;
  • Giải trí, thể thao;
  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên, nhân viên xã hội…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên, Thủ thư…);
  • Cảnh sát, vệ sỹ, lính cứu hỏa, quân đội;
  • Pháp luật (Tòa án, luật sư…).

MBTI ISFJ là gì?

MBTI ISFJ – Người nuôi dưỡng: Đây là nhóm tính cách có lòng vị tha nhất và chiếm đến 12.5% dân số trên thế giới. Họ luôn sống trong một thế giới ấm áp và giàu tình cảm. Chính vì vậy, họ rất nồng ấm và nhân hậu. Ngoài ra, các MBTI ISFJ rất tôn trọng sự hòa hợp và hợp tác, đồng thời, họ cũng rất nhạy cảm với cảm giác của con người.

Đối với các ISFJ, việc thực hành thường dễ dàng hơn rất nhiều so với việc đọc sách hay học lý thuyết. Bên cạnh đó, họ thường có cảm nhận về không gian, cách tổ chức và tính thẩm mỹ cực kì phát triển. Do đó, mong muốn của ISFJ về ngôi nhà của mình đó là sạch sẽ, tiện nghi và ngăn nắp.

Mặc dù giàu lòng yêu thương nhưng các MBTI ISFJ lại sống rất nội tâm và khó ai có thể hiểu được họ. Rất ít khi chúng ta thấy được họ bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài. Do đó, họ luôn cố gắng tạo ra vỏ bọc bên ngoài cho mình để tránh việc bị người khác nhìn thấu suy nghĩ của bản thân.

ISFJ rất đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Họ thường nghiêm túc trong công việc và được mọi người tin tưởng hay nhờ cậy. Tuy nhiên vì rất rộng lượng nên họ ít khi từ chối những yêu cầu của người khác, do đó, điều này có thể trở thành gánh nặng cho họ.

Một yếu điểm nữa của người thuộc nhóm tính cách ISFJ là không thể tách biệt một cách rõ ràng giữa công việc với tình cảm. Họ rất dễ bị lay động bởi những tình huống tạo nên cảm xúc mạnh.

Nếu bạn là một ISFJ, bạn sẽ phù hợp với các ngành nghề sau:

  • Giáo dục (Giáo viên mầm non, Quản trị viên,…);
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế (Ca sỹ, Nhạc sỹ, Thiết kế thời trang,…);
  • Dịch vụ sức khỏe và chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu, Y tá…);
  • Cảnh sát, lính cứu hỏa;
  • Kiến trúc sư, thợ mộc, thợ may, đầu bếp, thợ kim hoàn.

MBTI ISFP là gì?

MBTI ISFP – Người nghệ sĩ: Trên thế giới, có khoảng 8% dân số thuộc nhóm tính cách này. Tính cách ISFP thường được xem như là tự phát nhất và không thể đoán trước của tất cả các loại hướng nội. Bởi lẽ đặc điểm nổi bật của nó chính là sự thay đổi.

Các ISFP rất ưa thích sự sáng tạo, những thứ mới mẻ và luôn muốn khám phá chúng. Họ cũng rất giỏi nắm bắt hay thiết lập các xu hướng và truyền cảm hứng đến cho người khác. Ngoài ra, họ còn là một người cực kỳ nổi bật trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật.

Một đặc điểm nổi trội khác của ISFP chính là yêu thích sự tự do. Họ rất độc lập và thường có phản ứng mạnh mẽ khi rơi vào các tình huống bị kiểm soát. Các ISFP cũng rất thực tế, họ thường sống cho hiện tại và tương lai mà không bị quá khứ ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm tính cách này cũng rất tốt bụng, thân thiện và nhạy cảm với cảm xúc của người khác.

Ngoài năng khiếu nghệ thuật, họ còn bị thu hút bởi cái đẹp. Do đó, họ có xu hướng muốn tận hưởng mọi khoảnh khắc đẹp đẽ xung quanh mình. Chính vì thế, trong các loại tính cách MBTI, ISFP là nhóm sản sinh ra nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhất (Elizabeth Taylor – nữ diễn viên, Bob Dylan – ca sĩ, – Ervin Johnson – ngôi sao NBA, Paul McCartney – ca sĩ, Christopher Reeve – diễn viên, Michael Jackson – ca sĩ, Kevin Costner – diễn viên, Britney Spears – ca sĩ, John Travolta – diễn viên, …).

Dẫu vậy, khi đối mặt với các lĩnh vực thiên về khoa học và nghiên cứu, các ISFP lại gặp khó khăn và không được nổi bật bằng người khác.

Một số ngành nghề phù hợp với nhóm người thuộc tính cách ISFP là:

  • Giáo dục (Giáo viên mầm non, Quản trị viên,…);
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế (Ca sỹ, Nhạc sỹ, Thiết kế thời trang,…);
  • Dịch vụ sức khỏe và chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, bảo mẫu, Y tá…);
  • Cảnh sát, lính cứu hỏa;
  • Kiến trúc sư, thợ mộc, thợ may, đầu bếp, thợ kim hoàn.

Sự khác biệt giữa trắc nghiệm tính cách DISC và MBTI

Cả trắc nghiệm tính cách DISC và trắc nghiệm MBTI đều là những công cụ đánh giá, được thiết kế để cung cấp cái nhìn sâu sắc về tính cách và hành vi và trở thành công cụ trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác nhất. Cả hai đều được tôn trọng rộng rãi và được sử dụng bởi các cá nhân, tổ chức, tổ chức và tập đoàn trên khắp thế giới. Tuy nhiên, có một số khác biệt đáng chú ý giữa DISC và MBTI:

  • Bài kiểm tra DISC có độ dài ngắn hơn MBTI (thường là 20-30 câu hỏi cho DISC, tối đa 90 câu hỏi cho hầu hết các bài kiểm tra MBTI)
  • MBTI phân loại các cá nhân thành 16 loại tính cách, trong khi DISC tập trung chủ yếu vào 4 loại tính cách chi phối (Thống trị, Ảnh hưởng, Ổn định và Tuân thủ)
  • MBTI giả định rằng tính cách là cố định và không có khả năng thay đổi, trong khi DISC cởi mở hơn với khả năng rằng các tình huống và môi trường khác nhau có thể tạo ra các đặc điểm tính cách khác nhau ở một cá nhân
  • MBTI phần lớn là một chỉ báo về suy nghĩ bên trong của một cá nhân, trong khi DISC được thiết kế để đo lường cách tính cách chuyển thành hành vi bên ngoài

Nói chung, trắc nghiệm MBTI là một công cụ đánh giá tốt cho những cá nhân đang tìm kiếm kiến ​​thức bản thân. Kết quả của một bài kiểm tra MBTI có xu hướng rất cá nhân và thường tiết lộ rất nhiều về bản thân cốt lõi của một cá nhân.

Mặc dù điều này nghe có vẻ là một lợi thế so với DISC, nhưng thực tế đây có thể là một điểm yếu. Bởi vì MBTI mang tính cá nhân sâu sắc và dựa trên một lượng lớn dữ liệu tiết lộ từ bảng câu hỏi MBTI mở rộng, những người thực hiện MBTI thường cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ kết quả của họ với người khác. Điều này khiến MBTI trở thành một công cụ khó sử dụng trong môi trường công cộng như doanh nghiệp, tổ chức hoặc tập đoàn. Vì kiểm tra tính cách thường được sử dụng cho các bài tập xây dựng nhóm, các khóa đào tạo nhân viên, các cuộc họp và các diễn đàn công khai khác. Khi người dự thi biết trước rằng kết quả bài thi MBTI của mình sẽ được chia sẻ với người khác, điều này cũng có thể gây áp lực khiến người thi phải ngụy tạo câu trả lời với hy vọng tạo ấn tượng tốt nhất có thể cho người khác. Câu trả lời bịa đặt làm mất hiệu lực của kết quả bài thi, khiến bài tập trở nên vô dụng.

Ngoài ra, khi trắc nghiệm MBTI được sử dụng cho một ứng dụng công khai (ví dụ: đào tạo nhân viên hoặc tuyển dụng nhân sự hiệu quả), người dự thi MBTI thường không thể giữ lại thông tin hữu ích từ hồ sơ cá tính của họ. Với 16 kiểu tính cách khác nhau và những từ viết tắt thường gây nhầm lẫn, ngôn ngữ MBTI thường biến mất khỏi trí nhớ của người dùng bình thường rất nhanh chóng. Không có gì lạ khi nghe ai đó nói, “Tôi đã làm bài kiểm tra Myers-Briggs vài tháng trước. Tôi nghĩ tôi là EM … gì đó? EMFJ? Hay là IMFJ? “

Trái lại, trắc nghiệm tính cách DISC giải quyết được các vấn đề tồn tại trong trắc nghiệm MBTI, với giao diện thân thiện hơn với người dùng. Từ viết tắt đơn giản “DISC” và dễ nhớ, do đó tạo ấn tượng lâu dài hơn đối với người dùng. Đó là điển hình cho các cá nhân làm bài kiểm tra DISC để nhớ kết quả của họ nhiều năm sau khi thực hiện đánh giá ban đầu.

Ngoài ra, vì bài kiểm tra DISC dành riêng cho bất kỳ môi trường nào bạn nghĩ đến khi làm bài kiểm tra, nên kết quả có xu hướng không riêng tư hoặc cá nhân như MBTI. Các cá nhân tham gia trắc nghiệm tính cách DISC chia sẻ kết quả của họ sẽ dễ dàng hơn, tin tưởng rằng mặc dù kết quả kiểm tra có thể tiết lộ tính cách công việc của họ.

Nhìn chung, trắc nghiệm tính cách DISC và MBTI đều là những phương pháp đánh giá tính cách được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. MBTI có xu hướng hoạt động tốt nhất đối với những cá nhân quan tâm đến cái nhìn thấu đáo và sâu sắc về tâm lý của họ. Do đó, sinh viên tâm lý học và tâm thần học thường sử dụng MBTI như một bài tập lý thuyết trong các lớp đại học.

DISC tạo ra kết quả hữu ích như MBTI, nhưng sử dụng thử nghiệm ít tốn thời gian hơn, tạo ấn tượng lâu dài hơn MBTI và là lựa chọn tốt hơn cho sự công khai, nơi kết quả sẽ được chia sẻ với những người khác. Ngoài ra, DISC dễ sử dụng hơn MBTI và có nhiều ứng dụng trực tiếp hơn.

Kết luận

Mỗi bài trắc nghiệm tính cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trắc nghiệm tính cách DISC và MBTI là hai bài trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của hai bài test online này!

Để tìm hiểu thêm các kiến thức về kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com

Website trắc nghiệm:

DISC: https://congcu.vita-share.com/disc

MBTI: https://www.tracnghiemmbti.com/

BÀI VIẾT XEM THÊM: