Thiết lập mục tiêu cá nhân

Thiết lập mục tiêu cuộc sống với nguyên tắc SMART

Nhà giáo dục Jack Canfield đã viết trong cuốn sách “Nguyên tắc thành công”: Mục tiêu mơ hồ sẽ cho kết quả mơ hồ. Để các bạn đạt được một mục tiêu, bạn cần phải hết sức rõ ràng và chính xác những gì bạn muốn. SMART là chữ viết tắt thú vị cho việc thiết lập các tiêu chí mà một mục tiêu khả thi phải có để mục tiêu đó sẽ được thực hiện được. Nguyên tắc SMART là nguyên tắc THÔNG MINH giúp bạn định hình và nắm giữ được mục tiêu của mình trong tương lai. Bạn sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng kế hoạch cho chúng.

Nguyên tắc SMART là gì?

Năm chữ cái trong chữ SMART đại diện cho một tiêu chí khi bạn đặt mục tiêu cá nhân. Chúng ta có thể kể đến năm tiêu chí sau đây:

  1. Specific: Cụ thể
  2. Measurable: Có thể đo lường được
  3. Attainable/Achievable: Có thể đạt được
  4. Realistic/Relevant: Thực tế, liên quan
  5. Time-bound: Có kỳ hạn
Mô hình SMART xác định mục tiêu
Mô hình SMART xác định mục tiêu

Thiết lập mục tiêu cuộc sống với nguyên tắc SMART

Mỗi cá nhân trong cuộc sống đều có những mục tiêu riêng của mình. Mục tiêu chính là thứ tạo động lực để bạn hành động mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và dài hơn nữa đến khi hoàn thành được mục tiêu.

Mục tiêu cá nhân
Mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân là gì

Mục tiêu cá nhân là những điều cá nhân đó mong muốn và nỗ lực hành động để đạt được. Bất cứ ai cũng sẽ có những mục tiêu cá nhân riêng của mình. Mục tiêu chính là động lực, là thứ thôi thúc giúp bạn hành động mỗi ngày để hướng tới kết quả mong muốn.

Ví dụ như một vận động viên nỗ lực tập luyện mỗi ngày, bất kể nắng mưa, đau đớn là nhờ có mục tiêu cạnh tranh và đạt được huy chương chẳng hạn. Mục tiêu cá nhân sẽ đem lại sức mạnh to lớn để bạn duy trì, vượt trội hơn rất nhiều trong công việc, cuộc sống.

Mục tiêu cá nhân của bạn có thể ở dạng mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc mục tiêu dài hạn.

  • Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu mà bạn cần phải bắt đầu thực hiện ngay hay trong tương lai gần. Thông thường là những mục tiêu bạn đặt thời hạn dưới 1 năm.
  • Mục tiêu trung hạn: Là những mục tiêu bạn cũng không thể đạt được ngay, nhưng bạn cần phải đạt được chúng để mục tiêu lớn, quan trọng của bạn trong dài hạn có thể đạt được. Thông thường là những mục tiêu bạn cần đạt được trong vòng 1-5 năm.
  • Mục tiêu dài hạn: Những mục tiêu lớn, quan trọng mà bạn không thể đạt được ngay nó được thiết lập với chương trình hành động dài hạn. Thông thường đó là những mục tiêu mà bạn đang nhắm đến trong thời hạn từ 5 năm trở lên.

Áp dụng nguyên tắc SMART vào thiết lập mục tiêu

Mục tiêu cá nhân
Mục tiêu cá nhân

Tất cả cuộc sống của chúng ta đều hướng tới việc phải đạt được một số mục tiêu nào đó, cho dù trước đó đã suy nghĩ về chúng một cách cẩn thận hay không. Để chủ động và hiệu quả hơn, chúng ta phải học cách đặt ra các mục tiêu cá nhân cụ thể, mà từ đó có thể sử dụng để đo lường sự phát triển và tiến bộ của cá nhân mình. Nói cách khác, mục tiêu của chúng ta phải THÔNG MINH.

Bước 1: Xác định những điều bạn muốn đạt được

Mục tiêu chỉ có thể đạt được nếu bạn thực sự mong muốn và tìm mọi cách để biến mong muốn thành hành động. Bạn hãy suy nghĩ xem mình thực sự thích, mong muốn điều gì và hình dung niềm hạnh phúc khi đạt được điều đó sẽ như thế nào. Chỉ khi tập trung hình dung và thật sự cảm nhận về điều bản thân mong muốn, bạn mới có động lực để biến ước mơ thành hiện thực.

Hãy đảm bảo cái đích bạn muốn đạt được thật cụ thể và được bạn xác định nghiệm túc dù cho đó là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn.

Bước 2 – Vì sao chúng ta mong muốn hoàn thành những mục tiêu

Mục tiêu thường được bắt đầu từ sở thích cá nhân. Nhưng để đạt được mục tiêu cần những nỗ lực lâu dài, cụ thể. Để hành động liên tục hướng đến mục tiêu thì bạn cần xác định:

  • Tại sao bạn lại mong muốn đạt được mục tiêu này?

  • Mục tiêu này có thực sự quan trọng?

  • Mục tiêu này có xứng đáng để bạn dành thời gian, công sức, trí tuệ trong thời gian dài nhằm đạt được hay không?

Chúng ta có thể khởi động nhờ sự yêu thích nhưng muốn duy trì được việc thực hiện mục tiêu thì cần nhiều hơn sự yêu thích. Hãy nghiêm túc nghĩ về sự thiết thực, tầm quan trọng của mục tiêu khiến chúng ta phải hành động.

Bước 3 – Chúng ta thực hiện mục tiêu như thế nào

Ở bước 1 và 2, chúng ta đã vẽ ra những nét phác thảo về điều bạn mong muốn và hiểu rõ những điều đó thực sự quan trọng, bạn cần hành động để đạt được chúng. Ở bước 3 này, bạn hãy xác định cách thức thực hiện điều bạn muốn. Đây là bước cụ thể hóa cho các hành động hướng đến mục tiêu.

Chúng ta có thể hình dung cách thức thực hiện mục tiêu cũng như những nấc thang giúp bạn tiến lên từng bước, từng ngày và sẽ dần đạt được mục tiêu đề ra.

Bước 4 – Thiết lập mục tiêu SMART

Mục tiêu Smart
Mục tiêu Smart

Lúc này, bạn đã có bản phác thảo về những điều mình mong muốn và cách thức thực hiện chúng. Bạn nên ứng dụng nguyên tắc SMART để thiết lập mục tiêu chi tiết, cụ thể hơn.

1. Specific: Cụ thể, dễ hiểu:

Mục tiêu phải được cá nhân hóa. Mục tiêu phải phản ánh ước mơ và các giá trị của riêng bạn, không phải của bạn bè, gia đình. Khi nêu mục tiêu của bạn, luôn luôn sử dụng từ “tôi” trong câu để dấu hiệu đó như là của riêng bạn. Khi mục tiêu của bạn có tính cá nhân, bạn sẽ có thêm động lực để thành công và tự hào nhiều hơn trong thành tựu của bạn

Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng. Thường thì khi bắt đầu đặt mục tiêu cá nhân khá nhiều bạn thích đặt những mục tiêu khó hình dung như “trở thành giám đốc”, “trở thành người thành đạt”. Trong khi đó các bạn lại chưa có một khái niệm hay định nghĩa cụ thể cho việc thành đạt là gì? Trở thành giám đốc là gì? Điều này sẽ hạn chế khả năng đạt được mục tiêu của bạn. Mục tiêu của bạn cần phải rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu.

Trả lời được câu hỏi tại sao. Một vấn đề khác bạn cần lưu ý khi xác định mục tiêu là bạn cần phải thực sự trả lời được câu hỏi “Tại sao bạn muốn đạt được điều đó”. Một khi câu trả lời của bạn cho câu hỏi này rõ ràng, thuyết phục với chính bản thân bạn, bạn sẽ thấy rằng nó sẽ tạo ra sự cam kết của bạn với mục tiêu đó, đồng thời tạo nên động lực để bạn đạt được mục tiêu. Khi đó bạn thấy rằng bạn dễ dàng đạt mục tiêu hơn nhiều.

Hình tượng hóa mục tiêu. Việc tiếp theo bạn cần thực hiện để tạo cảm xúc cho bạn về mục tiêu đã định là bạn cần hình tượng hóa (visualization) viễn cảnh đó cho mình.

Cảm xúc và hình dung mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn tạo ra những mong muốn để cụ thể hoá nó vào cuộc sống của bạn.

2. Measurable: Đo lường được

Khi bạn đặt mục tiêu cá nhân bạn phải biết được mục tiêu của mình có đo lường được hay không, bạn có cân, đong, đo đếm được hay không.

Tiêu chí này sẽ giúp bạn biết được khi nào bạn sẽ đạt được mục tiêu. Bạn sẽ thấy rằng những từ ngữ mang tính khái niệm để chỉ sự việc, hiện tượng, … như giàu có, tốt, khá, ổn định, hạnh phúc, khỏe mạnh, … sẽ không giúp bạn biết được chính xác mình thực sự muốn điều gì.

3. Attainable/Achievable: Có thể đạt được

Mục tiêu cần phải nằm trong khả năng của bạn. Đồng ý rằng khi bạn đặt mục tiêu to lớn, vĩ đại có thể sẽ tạo cho bạn khát vọng lớn, động lực, nhưng bạn cũng cần chú ý rằng đặt mục tiêu quá cao có thể làm cho bạn mệt mỏi và chán nản khi không đạt được điều đó. Thế nên bạn hãy đặt mục tiêu hợp lý, phù hợp với khả năng và tiềm lực của bạn.

Khi thiết lập mục tiêu bạn phải bảo đảm chúng này nằm trong khả năng của bạn. Ban đầu phải đi từ dễ đến khó, không đặt ra những mục tiêu thật khó vì nó sẽ dễ làm bạn chán nản.

Mặt khác, bạn cũng cần chú ý là đừng thiết lập những mục tiêu quá dễ dàng. Mục tiêu quá dễ là một con dao hai lưỡi, nó giúp bạn dễ dàng đạt được nhưng cũng dễ làm bạn mất đi động lực.

Khi bạn lập mục tiêu đủ khó, đủ thách thức cho mình bạn sẽ thấy có sự thay đổi tích cực về những kỹ năng, khả năng trong bản thân bạn.

4. Realistic/Relevant: Thực tiễn/Liên quan đến tầm nhìn chung

Mục tiêu của bạn cần phải thực tiễn, liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn. Mục tiêu bạn đặt ra phải phù hợp và cùng hướng đến mục tiêu lâu dài của bạn.

Việc bạn xác định mục tiêu thực tiễn, liên quan đến tầm nhìn lớn hơn của mình sẽ giúp bạn tập trung được nguồn lực hạn chế của mình để hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn. Lúc này bạn thấy rằng một lần nữa bạn gặp lại câu hỏi “Tại sao bạn muốn điều đó” và cần phải trả lời rõ ràng, thuyết phục trong bối cảnh bạn nhìn nhận mục tiêu đó trong mối tương quan với mục tiêu lớn hơn của mình.

5. Time-bound: Hạn định

Một mục tiêu mà không bị giới hạn thời gian sẽ không phải là mục tiêu. Nếu không thiết lập thời hạn cho các mục tiêu của bạn, bạn sẽ không có lý do hay động lực thực sự hấp dẫn để bắt đầu thực hiện chúng.

Bạn hãy giới hạn cho mục tiêu của mình trong thời gian là bao lâu ví dụ như trong 1 tháng, 1 năm hay lâu hơn…. Khi ta giới hạn cho những mục tiêu chúng ta sẽ hoàn thành nhanh hơn và có kỷ luật hơn để hoàn thành mọi việc đúng hạn.

Bước 5 – Kiên trì thực hiện

Xác định được mục tiêu đúng, phù hợp là bạn mới bước đi được bước đầu tiên. Để đi được các bước tiếp theo, chúng ta cần sự kiên nhẫn. Bất cứ mục tiêu nào cũng cần sự kiên nhẫn mới có thể đạt được kết quả.

Bạn có thể chia kế hoạch hành động của mình ra thành từng bước, từng giai đoạn nhỏ và hãy tận hưởng niềm vui chiến thắng ở từng bước đi đến mục tiêu. Đó cũng là một cách để bạn duy trì, gia tăng cảm hứng và sự kiên nhẫn của mình. Chúng ta cần những chiến thắng nhỏ để duy trì, hướng tới mục tiêu cuối cùng.

Bước 6 – Quyết liệt hành động

Mục tiêu chỉ có thể đạt được khi chúng ta hành động. Bạn hãy hành động để đạt mục tiêu. Hành động mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và dài hơn nữa, cho đến khi đạt được mục tiêu với tình thần quyết liệt và tràn đầy năng lượng.

Lời kết

Xác định mục tiêu là điều tối quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ ai. Mục tiêu không những tạo ra động lực mà còn khiến quá trình thực hiện trở nên thuận lợi hơn. Thiết lập mục tiêu với nguyên tắc SMART là phương án thông minh giúp bạn quản lý thời gian thực hiện mục tiêu. Với một quỹ thời gian như nhau, khi áp dụng nguyên tắc SMART bạn có thể hoàn thành mục tiêu trong thời gian mong muốn.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing Online cũng như các kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com

BÀI VIẾT XEM THÊM: