Những người mới bắt đầu với công việc xây dựng Landing Page chắc hẳn không khỏi hoang mang với việc sắp xếp nội dung ra sao, liệt kê trình tự như thế nào để có thể giữ chân người đọc ở lại khám phá về sản phẩm. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn cấu trúc cơ bản của một Landing Page cũng như ví dụ cụ thể nhằm giúp bạn dễ hình dung các bước phải làm.
Nội Dung Chính
Sections trong Landing Page là gì?
Trong 1 trang Landing Page với nội dung rất dài, để làm rõ nội dung và tăng sự lôi cuốn người đọc, ta cần phải chia ra thành các Sections nhỏ với chủ đề khác nhau.
Bản chất Landing Page gồm nhiều Sections kết nối lại với nhau.
12 Sections hay sử dụng khi tạo Landing Page
Tùy vào từng nội dung và mục đích sử dụng mà ta chia Landing Page thành nhiều Sections khác nhau.
Bạn phải nắm bắt được khách hàng mục tiêu của bạn cần có những thông tin nào và từ đó khéo léo đưa vào Landing Page theo các Sections cho phù hợp.
Tôi sẽ giới thiệu tới bạn 12 sections cơ bản mà một trang Sales Page hay sử dụng nhất,
Hãy nghiên cứu, so sánh và chọn lọc những Sections phù hợp nhất với Landing Page của mình bạn nhé!
Section Intro
Thông tin đầu tiên khách hàng tiếp nhận khi truy cập một Landing Page là phần giới thiệu.
Ấn tượng đầu luôn vô cùng quan trọng vì vậy Landing Page của bạn có để lại cho người xem một cảm nhận tốt hay không sẽ được biểu hiện đầu tiên ở phần giới thiệu (Introduction), vốn đóng vai trò như tiêu đề trong một mẫu quảng cáo.
Đây là phần bạn cần thực hiện một cách sáng tạo, thông minh, lôi cuốn, mục đích chính là giúp cho khách hàng muốn khám phá nội dung của bạn ngay lập tức.
Các thành phần cần có trong Section Intro: Section Intro được cấu tạo theo quy tắc Xanh – Đỏ – Vàng.
Trong đó:
Xanh là những yếu tố bắt buộc bao gồm:
- Headline: Dòng tiêu đề trang
- Sub – Headline: Bổ sung thông tin cho cho tiêu đề trang.
- Hero Photo/video: Ảnh hoặc video thu hút sự chú ý của người đọc, đôi khi chính là ảnh background của phần Intro
- Nút CTA: Cho người đọc biết họ cần phải làm gì tiếp theo.
Vàng là những yếu tố bổ sung (Không bắt buộc phải có) bao gồm:
- Form đăng ký
- Liệt kê lợi ích, điểm nổi bật
- Logo
- Navigation liên kết trong trang
- Thông tin liên hệ
Đỏ là những yếu tố không nên có như:
– Liên kết mạng xã hội vì nó dễ khiến lượt traffic bị thất thoát về các kênh khác, còn được gọi là thất thoát chuyển đổi. Khi thoát ra ngoài, mục đích ban đầu của người dùng dễ bị phân tán hoặc thậm chí thay đổi.
– Các yếu tố kì dị quá nổi bật một cách không cần thiết khiến bạn mất tập trung.
Feature Section (Section Đặc điểm nổi bật)
Trong section này, ta đề cập đến những đặc điểm, đặc tính nổi bật của sản phẩm dịch vụ.
Để tối ưu nhất section này ta nên liệt kê ngắn ngọn 3 đến 5 đặc điểm nổi bật nhất về sản phẩm dịch vụ sau đó loại trừ bớt và chỉ nên đặt 3 đặc điểm thực sự đắt giá lên Landing Page.
Section Lợi ích khách hàng (Benefit)
Section đặc điểm nổi bật và lợi ích thường hay bị lẫn với nhau, để dễ dàng phân biệt 2 section này, bạn có thể sử dụng câu hỏi:
Sản phẩm dịch vụ của bạn làm được những gì? Câu trả lời chính là những tính năng (Đặc điểm nổi bật) mà sản phẩm dịch vụ của bạn có được
Sản phẩm dịch vụ của bạn giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì? Đây chính là những lợi ích dành cho khách hàng.
Ví dụ nếu sản phẩm của bạn là khóa học Online thì Đặc điểm có thể đặt là “Học trực tuyến qua mạng” và Benefit là “Có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn”.
Section Nội dung chi tiết
Nội dung chi tiết là nơi bạn chia sẻ toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về sản phẩm dịch vụ của bạn.
Đây được coi là Section có nội dung dài nhất trong Landing Page, tuy nhiên việc lựa chọn những thông tin đưa vào Section này nên có sự chọn lọc kỹ lưỡng.
Khách hàng tham khảo nội dung sản phẩm dịch vụ tuy nhiên nếu các thông tin được trình bày quá dài dòng, không có sự thống nhất và liền mạch sẽ dẫn đến tác dụng phụ, khách hàng sẽ nhanh chóng lướt qua thông tin quan trọng nhất.
Vì vậy nội dung không những cần đầy đủ mà phải khiến khách hàng của bạn thích thú với cách thể hiện mà bạn mang lại.
Với một nội dung có ích nhưng không được kết hợp với cách truyền tải thú vị sẽ khiến khách hàng drop-out (Người đọc thoát khỏi trang Landing Page trước khi đọc hết các nội dung), đừng để điều này xảy ra bạn nhé.
Vậy các bước bạn cần làm để có Section Nội dung chi tiết chất lượng nhất là gì?
Bước 1: Liệt kê tất cả các nội dung cần có trong Section nội dung chi tiết này
Bước 2: Chọn lọc những thông tin cần thiết nhất (Nên đặt tối đa 7 nội dung quan trọng nhất, khách hàng ít khi nhớ được nhiều hơn 7 dữ liệu), loại bỏ tất cả các thông tin thứ cấp.
Bước 3: Mỗi nội dung hãy lựa chọn câu từ, cách diễn đạt phù hợp và thu hút đồng thời có sự gắn kết để từ nội dung trước đến nội dung sau có sự liền mạch, lôi cuốn.
Section Danh sách sản phẩm
Đây được coi là Section không thể thiếu trong Landing Page, nhất là ở dạng Sales Page.
Tại đây bạn hãy đưa ra những hình ảnh chi tiết, video clip sống động để trình bày về sản phẩm dịch vụ của mình.
Một đoạn video ngắn chính là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi nó cho khách hàng cảm nhận gần hơn với sản phẩm – thứ mà họ sắp bỏ tiền ra mua.
Nên đặc biệt chú ý đến hình ảnh sản phẩm bạn sẽ đưa ra tại Section này đặc biệt là khi bạn kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp hoặc các món đồ thời trang.
Bán hàng trên Sales Page khác bán hàng trực tiếp ở chỗ khách hàng không hề biết người bán là ai, vì vậy việc xây dựng sự tin tưởng chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với quyết định mua hàng của khách hàng.
3 Section 6,7 và 8 đều nhằm 1 mục đích duy nhất là tập trung nâng cao SỰ TÍN NHIỆM của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ.
Section đội nhóm
Tại Section đội nhóm, bạn hãy cho khách hàng thấy được hình ảnh đội nhóm của bạn, các bức ảnh, lời giới thiệu trong Section này cần được tập trung để khách hàng thấy được nhiệt huyết mà đội nhóm của bạn đưa vào từng sản phẩm dịch vụ.
Khi thấy được sự nghiêm túc mà đội nhóm của bạn có được khi làm ra sản phẩm, khách hàng như được nhận thêm những năng lượng tích cực và chắc chắn sẽ đặt niềm tin vào sản phẩm.
Không nên để nội dung quá dài khi giới thiệu các thành viên đội nhóm của bạn đối với các sản phẩm thông thường,
Với các sản phẩm đặc thù như khóa học, dịch vụ đặc biệt mà con người là điểm nhấn thì bạn nên để riêng 1 Section để tập trung giới thiệu về cá nhân đó, những thành tựu họ đã có được….
Section Ý kiến khách hàng
Section này áp dụng 1 phần hiệu ứng đám đông, nhất là khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn là người nổi tiếng, người có tiếng nói nhất định trong cộng đồng thì mức độ tín nhiệm sẽ được nâng lên cao hơn.
Ý kiến khách hàng được tạo bởi 2 thành phần đó là chân dung và lời đánh giá.
Phần ảnh chân dung phải thể hiện rõ tệp đối tượng khách hàng
Chân dung giúp khách hàng như đang được “soi gương”, họ thấy hình ảnh của bản thân mình trong đó và nhanh chóng kết luận về những giá trị mình nhận được sau khi sử dụng sản phẩm khi thấy sự hài lòng của khách hàng cũ đã đánh giá sản phẩm.
Phần lời đánh giá bạn nên lấy phản hồi thực tế của khách hàng, để có được đánh giá này bạn có thể lấy feedback hoặc gọi điện cho khách hàng.
Section Chứng nhận và cam kết
Chứng nhận và cam kết được hiểu như sự chứng thực của bên thứ 3 là 1 tổ chức có uy tín trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
Các chứng thực này sẽ càng uy tín hơn nếu như chính tay khách hàng tự mình tra cứu được do đó các chứng thực nên để càng rõ ràng càng tốt.
Section Bảng giá
Ngại hỏi giá chính là tâm lý chung của phần đông khách hàng. Khi đặt bảng giá công khai, bạn cho khách hàng cảm giá được đưa ra những lựa chọn cá nhân mà không bị bất cứ sự tác động nào.
Thay vì phải trả lời những câu hỏi của nhân viên sales trực tiếp để dẫn dắt thì giờ đây khách hàng hoàn toàn được lựa chọn dựa trên những đánh giá của bản thân và những giá trị họ nhận được từ đầu tới giờ
Section Form đăng ký
Section này là thứ bắt buộc bạn phải có được để có thể bán hàng và triển khai các chương trình marketing về sau.
Với form đăng ký phức tạp, tỷ lệ chuyển đổi sẽ không cao và ngược lại
Vì vậy bạn nên tối giản form đăng ký để khách hàng được thoải mái nhất khi để lại thông tin cá nhân của mình.
Phương án tối ưu nhất bạn nên đặt ở Form đăng ký tôi đa là 5 trường, bao gồm:
- Họ tên
- Số điện thoại
- Địa chỉ
- Lời nhắn
Section Call – to – Action
Section này bao gồm 1 câu chốt và nút CTA (Thường là: Đăng ký ngay, dùng thử ngay, trải nghiệm ngay…..)
Sau khi trình bày toàn bộ nội dung để thuyết phục người đọc thì lúc này cần thực hiện 1 hành động chuyển đổi.
Một Section Call – to – Action mang tính mời gọi, thúc giục mạnh mẽ sẽ đóng vai trò quyết định người đọc có trở thành khách hàng tiềm năng của bạn hay không.
Section FAQ
FAQ (Frequently Asked Questions) là “Câu hỏi thường gặp”. Nơi đây bạn có thể đưa ra toàn bộ những thắc mắc mà khách hàng có thể có trong quá trình tìm hiểu sản phẩm.
Đôi khi đây cũng là nơi bạn đưa ra những điểm mạnh trong sản phẩm dịch vụ của mình mà đối thủ cạnh tranh không có.
FAQ nên là những câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn, nhắm đúng mục tiêu bởi khách hàng cần sự giải quyết nhanh chóng cho những vấn đề phức tạp.
Trên đây tôi vừa chia sẻ tới bạn nội dung chi tiết của 12 Sections cơ bản trong Landing Page,
Nắm được nội dung này bạn hoàn toàn có thể tạo nên 1 trang Landing Page thu hút khách hàng, tăng tính chuyển đổi.
Lời kết
Trên đây tôi vừa chia sẻ tới bạn nội dung chi tiết của 12 Sections cơ bản trong Landing Page,
Nắm được nội dung này bạn hoàn toàn có thể tạo nên 1 trang Landing Page thu hút khách hàng, tăng tính chuyển đổi.
Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing Online cũng như các kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com
BÀI VIẾT XEM THÊM: