Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng trong phát triển bản thân và quản trị nhân sự

Tháp nhu cầu Maslow – Mỗi người đều có thang nhu cầu khác nhau trong cuộc sống, đó là sự thật hiển nhiên. Nhưng trong muôn vàn điều riêng lẻ ấy vẫn có những điểm chung mà từ đó mỗi người có để phát triển bản thân tốt hơn mỗi ngày. Tháp nhu cầu Maslow đã được tìm ra bởi ý nghĩa giản đơn đó.

Khái niệm tháp nhu cầu Maslow

Khái niệm tháp nhu cầu được thai nghén và sáng tạo ra bởi Abraham Maslow – một nhà nghiên cứu tâm lý học người Mỹ – và được giới thiệu đến đông đảo quần chúng vào năm 1943 đồng thời được mở rộng vào những năm 1970 và 1990.

Abraham Maslow
Ông Abraham Maslow

Theo Maslow, con người chúng ta vốn không bao giờ tồn tại trong một trạng thái cố định, hoặc ổn định, mà chúng ta luôn thay đổi theo thời gian, và qua những sự kiện và biến cố đến từ thế giới xung quanh (triết lý Phật Giáo cũng đồng tình với quan điểm này).

Dựa trên lý thuyết này, Maslow cho rằng các nhu cầu của con người cũng biến đổi tương tự theo thời gian, tùy vào những mức độ nhu cầu mà một cá nhân đã tự đáp ứng được cho mình.

Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng được để con người có thể sống, tồn tại và hướng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu Maslow.

Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu như hơi thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nơi ở… Khi những nhu cầu này được thỏa mãn con người mới có thể hoạt động và phát triển tốt.

Đây được xem là nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất, bởi nếu nhu cầu này không được đáp ứng thì tất cả những nhu cầu phía trên sẽ không thể thực hiện.

2. Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)

Nhu cầu tiếp theo mà Maslow đề cập ở tháp nhu cầu này chính là sự an toàn. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi nhu cầu sinh lý giúp con người có thể sống sót được, thì tiếp theo họ cần một điều gì đó để đảm bảo duy trì và giúp họ an tâm hơn để phát triển.

Các nhu cầu đảm bảo an toàn gồm:

  • An toàn về sức khỏe.
  • An toàn về tài chính.
  • An toàn tính mạng, không gây thương tích

3. Nhu cầu về xã hội: các mối quan hệ, tình cảm (Love/Belonging Needs)

Khi những nhu cầu cơ bản của bản thân được đáp ứng đầy đủ, họ bắt đầu muốn mở rộng các mối quan hệ của mình như tình bạn, tình yêu, đối tác, đồng nghiệp… Nhu cầu này được thể hiện qua các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, người yêu, các câu lạc bộ… để tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi, giúp con người cảm thấy không bị cô độc, trầm cảm và lo lắng.

4. Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs)

Ở cấp này, nhu cầu của con người đề cập đến việc mong muốn được người khác coi trọng, chấp nhận. Họ bắt đầu nỗ lực, cố gắng để để được người khác công nhận. Nhu cầu này thể hiện ở lòng tự trọng, tự tin, tín nhiệm, tin tưởng và mức độ thành công của một người.

Nhu cầu được kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow được chia làm hai loại:

  • Mong muốn danh tiếng, sự tôn trọng từ người khác: được thể hiện qua danh tiếng, địa vị, vị trí mà người khác đạt được trong xã hội hoặc trong một tổ chức, tập thể nào đó.
  • Lòng tự trọng đối với bản thân: đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển bản thân, nó thể hiện ở việc tự coi trọng phẩm giá, đạo đức của bản thân. Một người thiếu lòng tự trọng rất dễ dẫn đến mặc cảm, thường thấy lo lắng trước những điều khó khăn của cuộc sống.

Thông thường, những người đã nhận được sự tôn trọng, công nhận từ người khác sẽ có xu hướng tôn trọng bản thân, tự tin và hãnh diện về khả năng của mình.

Để đạt được nhu cầu kính trọng này, con người cần phải cố gắng, nỗ lực để phát triển bản thân, chuyên môn. Những thành tích, kết quả xứng đáng được đóng góp sẽ khiến người khác tôn trọng mình hơn. Nhu cầu này được thể hiện rõ ràng nhất ở việc cố gắng thăng tiến trong công việc.

5. Nhu cầu nhận thức, hiểu biết (Cognitive)

Nhu cầu học hỏi, khám phá và đón nhận những trải nghiệm trong cuộc sống. Có được sự hiểu biết hơn về thế giới xung quanh.

6. Nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic)

Nhu cầu về đánh giá, tìm kiếm vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ… để tiếp tục hướng tới hiện thực hóa bản thân liên hệ một cách đẹp đẽ với môi trường.

7. Nhu cầu thể hiện bản thân (Self – Actualization Needs)

Tận dụng tối đa khả năng của mình và phấn đấu để trở thành tốt nhất có thể. Muốn cống hiến để mang lại những giá trị lớn hơn cho xã hội và cộng đồng.

Maslow cho rằng, nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu một cái gì đó như 4 nhu cầu cơ bản mà nó xuất phát từ mong muốn phát triển của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” – là câu nói thể hiện rõ nhu cầu này nhất của con người. Họ muốn được ghi nhận bằng những nỗ lực của bản thân, muốn cống hiến để mang lại những giá trị lớn hơn cho xã hội, cộng đồng.

8. Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence)

Đây là loại nhu cầu hơi khó để hình dung, nó hướng đến những giá trị siêu hình, trực giác, lòng vị tha, bác ái, đưa chúng ta đạt đến những mức tinh thần tối cao khi cảm nhận cuộc đời, những thứ làm cho con người khác với động vật hay máy móc.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong việc phát triển bản thân

Theo Maslow, trước khi con người có thể quan tâm về những tầng nhu cầu cao hơn (ví dụ: nhu cầu giao tiếp, nhu cầu bản ngã, nhu cầu siêu ngã…) thì chúng ta cần phải thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản hơn.

Tất nhiên chúng ta không nhất thiết lúc nào cũng phải phát triển theo thứ tự này, bởi cuộc sống vốn đầy những tình huống bất ngờ có thể tác động và tái định hướng cuộc đời chúng ta. Tuy vậy, việc ưu tiên quan tâm đến những nhu cầu cơ bản hơn vẫn là cần thiết.

Vì thế bạn nên tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu căn bản (5 tầng) của mình trước. Ví dụ: bạn nên tập trung học tập và làm việc thật tốt, để đạt được sự đảm bảo về mặt tài chính, trước khi muốn thực hiện các lý tưởng lớn lao hơn; hoặc bạn cần phải giữ sức khỏe, trước khi có thể làm việc hiệu quả.

Hướng đến đời tự tôn bản ngã (Transcendence)

Về lâu dài, con người chúng ta cần hướng đến một đời sống tâm linh, vượt khỏi những ham muốn đời thường của bản ngã.

Sau đây là những biểu hiện điển hình của một người đang hướng đến đời sống tâm linh siêu ngã:

  • Chấp nhận hoàn toàn con người mình, cả điểm tốt và chưa tốt.
  • Không có nhu cầu kiểm soát mọi thứ.
  • Quan tâm về môi trường và nhân loại.
  • Không bận tâm về các vấn đề bản ngã (không dễ buồn, giận khi bị người khác xúc phạm).
  • Có suy nghĩ dân chủ.
  • Có suy nghĩ phóng khoáng, nhưng không cố tình đi ngược lại những giá trị truyền thống.
  • Có óc sáng tạo.
  • Cảm thấy thoải mái khi ở một mình.
  • Biết cách nuôi dưỡng tình yêu.
  • Điềm đạm, cân bằng, nhưng luôn “cháy” hết mình.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Với những ý nghĩa thiết thực của tháp nhu cầu Maslow, quản trị nhân sự chính là ngành “hưởng lợi nhiều nhất”. Cụ thể tháp nhu cầu được ứng dụng trong công ty như sau:

  • Đáp ứng Nhu cầu cơ bản: Mức lương tương xứng với những gì nhân viên làm việc. Ngoài ra nên có thêm các khoản phụ cấp: Xăng xe, ăn trưa. Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc phù hợp.
  • Đáp ứng nhu cầu an toàn: Đảm bảo điều kiện làm việc tốt. Ký hợp đồng lao động có thời hạn. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
  • Bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội: Xây dựng văn hóa làm việc nhóm, hình thành các phòng ban, công đoàn…Tổ chức cho công ty đi du lịch, team building…
  • Nhu cầu được tôn trọng: Tạo cơ hội thăng tiến rõ ràng cho nhân viên về cả mức lương lẫn vị trí . Trao quyền hạn đi liền với trách nhiệm.
  • Nhu cầu nhận thức, hiểu biết: Xây dựng các chương trình đào tạo, phát triền cho các bộ phân phòng ban trong doanh nghiệp. Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các hoạt động học tập, nghiên cứu, sáng tạo…
  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Nhận diện được thế mạnh cá nhân. Cân nhắc các vị trí lãnh đạo cho người xuất sắc nhất. Cho nhân viên được có tiếng nói chi phối, đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự
Ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

Có thể công ty nào cũng muốn áp dụng hoàn hảo những lý thuyết từ tháp nhu cầu nhưng không phải Giám đốc nhân sự nào cũng có điều kiện để áp dụng tất cả. Đó là lý do phải biết cách vận dụng linh hoạt tháp nhu cầu.

Vì các nhu cầu trên là thiết yếu nên mỗi người lao đồng đều cần. Tùy vào từng thời điểm mà người quản lý phải có những chính sách phù hợp. Ví dụ một người mới ra trường thì công ty cần quan tâm tạo việc làm phù hợp để họ nhận được mức lương đủ chi trả cho cuộc sống. Còn người đã thâm niên công ty phải quan tâm đến các chế độ khác như nhu cầu được thăng chức, được phát biểu trong các cuộc họp quan trọng…

Lời kết

Hiểu rõ tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp nhà quản lý nhân sự trở nên khéo léo và thông minh hơn. Bản thân người lao động biết về tháp nhu cầu của Maslow cũng sẽ biết cách “tiết chế” đúng lúc để có thể thăng tiến trong công ty.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com

BÀI VIẾT XEM THÊM: