Mô hình tổ chức ma trận trong tiếng Anh được gọi là Matrix organizational structure. Mô hình tổ chức ma trận là loại cơ cấu dựa trên những hệ thống quyền lực và hỗ trợ nhiều chiều. Cơ cấu này tạo ra một Giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm phối hợp các bộ phận và phân chia quyền lực với cả các nhà quản trị theo chức năng. Trong cơ cấu ma trận có hai tuyến quyền lực. Tuyến chức năng hoạt động theo chiều dọc. Tuyến sản phẩm hay dự án hoạt động theo chiều ngang.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu mô hình tổ chức ma trận trong doanh nghiệp
Ban đầu, mô hình ma trận chỉ được áp dụng trong ngành hàng không với điển hình là hai “ông lớn” Lockheed và General Dynamics. Lý do là bởi ngành hàng không có phần việc đòi hỏi cách xử lý riêng biệt, nếu áp dụng mô hình quản lý truyền thống sẽ làm trì trệ, thậm chí làm gián đoạn luồng xử lý công việc của toàn tổ chức. Sau này, cơ cấu ma trận đã được áp dụng trong các công ty đòi hỏi thực hiện nhiều dự án hay sản xuất nhiều sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian.
Ma trận được coi là cấu trúc khó nhất trong tất cả vì các nguồn lực bị kéo theo nhiều hướng. Cấu trúc tổ chức ma trận phức tạp và đa chiều, tuy nhiên nó có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả hơn rất nhiều nếu áp dụng thành công. Điểm hấp dẫn của cấu trúc ma trận là nó có thể cung cấp cả tính linh hoạt và khả năng ra quyết định cân bằng hơn (vì có hai chuỗi lệnh thay vì chỉ một). Một dự án được giám sát bởi nhiều hoạt động tác nghiệp cũng tạo cơ hội cho các bộ phận này chia sẻ nguồn lực và giao tiếp cởi mở hơn với nhau – những điều mà họ thường không làm được.
Một số ưu nhược điểm của mô hình tổ chức ma trận trong hoạt động của doanh nghiệp
Mô hình ma trận có thể giải quyết nhiều hạn chế của mô hình phân quyền truyền thống. Cụ thể, mô hình ma trận góp phần:
- Nâng cao hiệu quả giao tiếp trong toàn bộ tổ chức. Luồng thông tin luôn xuyên suốt công ty: Luồng ngang cung cấp thông tin về hệ thống dự án giữa các đơn vị chức năng và luồng dọc cung cấp thông tin chi tiết về tính kỷ luật giữa các dự án và các cấp quản lý khác nhau.
- Cho phép các cá nhân sử dụng các kỹ năng chuyên môn trong nhiều bối cảnh khác nhau
- Thúc đẩy sự phối hợp giữa các phòng bạn
- Rút ngắn quá trình đưa ra quyết định
- Tận dụng được nguồn lực giữa các phòng ban
Tuy nhiên, sơ đồ ma trận cũng mang những sự khó khăn như:
- Các nhân viên đang làm việc dưới quyền của nhiều quản lý.
- Phải mất thời gian để nhân sự có thể quen với cấu trúc vận hành này.
- Dễ xảy ra xung đột lợi ích giữa quản lý dự án và quản lý chức năng. Người quản lý chức năng coi trọng chất lượng về mặt kỹ thuật ngay cả khi nó đang không tuân theo lịch trình, trong khi quản lý dự án coi trọng những vấn đề về chi phí và thời gian.
- Quy trình thực hiện phức tạp nên sẽ làm phát sinh một các chi phí không lường trước.
Lời kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về mô hình tổ chức ma trận, một trong những mô hình phức tạp được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công trong thực tế. Việc hiểu và áp dụng được mô hình sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tốt nhất các nguồn lực của mình.
Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác cũng như các kiến thức kinh doanh bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com
BÀI VIẾT XEM THÊM:
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong hoạt động doanh nghiệp
- 8 cách sử dụng trí óc tiềm thức của bạn để đạt được mục tiêu
- Bán hàng đỉnh cao: Đừng bán sản phẩm, hãy bán kết quả