Kiến thức về Affiliate Marketing

Kiến thức về Affiliate Marketing

Những năm gần đây với sự phát triển không những của thương mại điện tử, Affiliate Marketing đã không còn xa lạ với nhiều người. Nếu bạn là người mới, chưa biết các hoạt động và cách thức kiếm tiền của Affiliate Marketing, hãy tham khảo ở bài viết dưới đây.

1. Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết): Là hình thức kiếm tiền online (MMO) bằng việc quảng bá những sản phẩm, dịch vụ của người khác, của nhãn hàng khác thông qua các đường link của bạn (từ web, blog,…). Nếu có ai đó mua hàng qua đường link của bạn thì bạn sẽ nhận được hoa hồng từ phía người bán.

Nói nôm na, Affiliate Marketing cũng như mô hình Cộng Tác Viên thường thấy ở các shop bán hàng online hiện nay. Trong đó, chủ shop (hoặc doanh nghiệp, nhà cung cấp) được gọi là Advertiser; các cộng tác viên được gọi là Publisher, có nhiệm vụ tìm kiếm khách mua hàng và nhận hoa hồng cho mỗi khách thành công.

2. Các thành phần trong Affiliate Marketing

2.1 Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)

Nhà cung cấp bao gồm:

  • Những doanh nghiệp hay cá nhân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ từ nhiều ngành kinh doanh khác nhau như: hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện tử, các dịch vụ làm đẹp, giáo dục, tài chính,…
  • Nhà cung cấp chịu trách nhiệm về cung ứng sản phẩm. Các cam kết về chất lượng và các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phân phối.

Theo góc nhìn của nhà cung cấp, hình thức Affiliate Marketing tương tự như một kênh phân phối. Song, chúng hoạt động đơn giản hơn. Khi hàng được bán từ đường link của nhà phân phối thì nhà cung cấp mới cần chia sẻ hoa hồng cho nhà phân phối.

Các giai đoạn trong Affiliate Marketing
Các giai đoạn trong Affiliate Marketing

2.2 Nhà phân phối (Affiliate/Publisher)

Nhà phân phối bao gồm:

  • Những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu website, kênh bán hàng online với lượng người dùng lớn, uy tín, ổn định.
  • Những tổ chức, đơn vị có khả năng quảng cáo, có khả năng làm tăng tỷ lệ chuyển. Qua đó, kích thích nhu cầu mua hàng các hình thức khác nhau.
  • Những tổ chức, cá nhân sử dụng MMO, muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing.

Nhà phân phối là người hiểu rõ về khách hàng, tận dụng tối đa khả năng chuyển đổi mua hàng. Các hoạt động nhà phân phối giúp tối ưu hóa những lợi thế từ các chính sách của nhà cung cấp. Khi khách hàng ghé vào web của nhà phân phối, click vào sản phẩm, dịch vụ, phát sinh hành động mua hàng, nhà phân phối sẽ nhận được chiết khấu từ nhà cung cấp. Các mức chiết khấu này sẽ dựa theo thỏa thuận từ trước của cả hai bên.

2.3 Khách hàng (End User)

Khách hàng là người cuối cùng trong chuỗi Affiliate Marketing. Những người này đã mua sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, thông qua đường link của nhà phân phối.

2.4 Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)

Mạng lưới tiếp thị liên kết là nền tảng trung gian giúp kết nối nhà cung cấp với nhà phân phối. Cơ chế này sẽ giúp nhà cung cấp theo dõi, đánh giá hiệu quả của các công việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, các chiến dịch bán hàng,… qua đó đo lường và thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.

2.5 Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)

Cách thức hoạt động của mô hình Affiliate Marketing
Cách thức hoạt động của mô hình Affiliate Marketing

Chương trình tiếp thị liên kết là do nhà cung cấp trực tiếp đưa các sản phẩm ra thị trường. Họ có thể tự quản lý chương trình này hoặc thuê các bên dịch vụ cung cấp các phần mềm để tổng hợp, thống kê, quản lý các hoạt động tiếp thị liên kết.

3. Ưu và nhược điểm của làm Affiliate Marketing

3.1 Ưu điểm của Affiliate Marketing

  • Chi phí làm Affiliate Marketing thấp: Khi tham gia hoạt động Affiliate Marketing, với tư cách là nhà phân phối sản phẩm, bạn sẽ không mất phí tham gia.
  • Dễ dàng tham gia: Việc bạn gia nhập hình thức Affiliate rất đơn giản. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin để nhà cung cấp biết và hai bên thỏa thuận về hoa hồng. Sau đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động Affiliate của mình.
  • Không cần tạo ra sản phẩm, dịch vụ: Việc của bạn khi bắt đầu làm Affiliate là để nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp có đường link (trên web, blog) của bạn. Từ đó, kích thích việc mua hàng thông qua đường link của bạn.
  • Không lo vấn đề giao hàng và đổi trả: Bạn chỉ cần tận dụng tối đa sức ảnh hưởng để quảng bá, tối ưu chuyển đổi từ nền tảng của bạn, tạo ra doanh số lớn và nhận hoa hồng theo sản phẩm. Các dịch vụ giao hàng và đổi trả bên nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm.
  • Kiếm thu nhập thụ động: Khi hoạt động Affiliate Marketing của bạn ổn định, bạn sẽ luôn nhận được chiết khấu kể cả khi bạn không tác động gì.

3.2 Nhược điểm của Affiliate Marketing

  • Xây dựng nền tảng cần nhiều công sức và thời gian: Để làm Affiliate Marketing (hay tiếp thị liên kết) bạn cần bỏ thời gian nhất định, bỏ công sức xây dựng web, blog của mình để tăng lượng truy cập
  • Cần có chuyên môn tốt về Marketing và Internet: Các hoạt động của Affiliate Marketing đa phần trên môi trường online. Bởi vậy, các kiến thức để internet và marketing là những thứ bạn bắt buộc phải trang bị.
  • Có những hạn chế nhất định về hình thức quảng cáo: Bên cạnh nhiều hình thức Affiliate Marketing hỗ trợ quảng cáo thì cũng có những nền tảng thư như email có những hạn chế nhất định về quảng cáo trả phí.
  • Có những yêu cầu khác: Một số nền tảng hay chương trình Affiliate Marketing sẽ cần đạt đến số tiền nhất định để được thanh toán hoa hồng.

4. Tại sao nhà cung cấp nên tham gia mạng lưới Affiliate Marketing?

Tại sao nhà cung cấp nên tham gia Affiliate Marketing?
Tại sao nhà cung cấp nên tham gia Affiliate Marketing?

Nhà cung cấp lên tham gia mạng lưới Affiliate Marketing bởi chúng hỗ trợ những lợi ích lớn như:

  • Giảm tối đa chi phí quảng cáo.
  • Tăng hiệu suất bán hàng.
  • Sản phẩm sẽ được nhà phân phối đến đúng những khách hàng mục tiêu.
  • Hạn chế tối đa rủi ro khi tìm thêm đại lý phân phối. Khi tham gia hoạt động Affiliate, nhà cung cấp chỉ cần chiết khấu cho những sản phẩm bán được cho nhà phân phối.
  • Dễ dàng tổng hợp, kiểm soát và đánh giá được hiệu quả bán hàng qua nền tảng liên kết.
  • Nguồn lực tập trung trên online nên ít tốn kém hơn so với phân phối truyền thống.

5. Tại sao các nhà phân phối nên tham gia Affiliate Marketing?

Mặc dù có mặt đã được một thời gian dài, song Affiliate chưa có sự phát triển mạnh tại Việt Nam. Đây vẫn là mảnh đất màu mỡ để bạn khai thác. Dưới đây là những lợi ích khi bạn (nhà phân phối) tham gia Affiliate Marketing.

  • Là nhà phân phối, bạn không mất các chi phí tốn kém như phân phối trực tiếp, giao hàng, chuyển hoàn.
  • Bạn kiếm thu nhập thụ động trên web, blog khi bạn có lượng người dùng ổn định.
  • Các mức hoa hồng hấp dẫn.
  • Nguồn hàng đa dạng, các bên cung cấp có khả năng phục vụ lượng lớn khách hàng. Giao hàng luôn là điểm mạnh của nhà cung cấp, lên bạn chỉ cần tối đa hóa chuyển đổi trên web của bạn.
  • Nền tảng Affiliate dễ theo dõi, tiện khi kiểm soát.

So với nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị bán hàng khác, Affiliate Marketing tại Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh nhất định như:

  • Các hình thức Affiliate Marketing mang lại lợi nhuận cao hơn các hình thức quảng cáo CPC, CPM,…
  • Đặt link quảng cáo sản phẩm, dịch vụ dễ dàng ngay lập tức trên web. Chúng không mất nhiều thời gian xét duyệt như quảng cáo.
  • Bạn có lợi thế khi hiểu về người dùng trên nền tảng hay web của bạn, biết họ quan tâm gì, thích gì. Từ đó, khi bạn gắn link sản phẩm việc tối ưu chuyển đổi sẽ thuận lợi hơn. Khách hàng tìm được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu. Khi đó, web, blog của bạn sẽ tăng độ uy tín, và có hoa hồng.
Affiliate marketing online
Affiliate marketing online

6. Lời kết

Vừa qua là những thông tin cũng như kiến thức về Affiliate marketing. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu sâu hơn về affiliate marketing. Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing Online cũng như các kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com

BÀI VIẾT XEM THÊM: