Xây dựng chiến lược kinh doanh

Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Không chỉ riêng các doanh nghiệp lớn, mà kể cả các start up khi bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình đều cần đến các chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh không chỉ đóng vai trò là kim chỉ nam để doanh nghiệp hướng đến, mà còn là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Vậylàm sao để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp?

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt, cơ bản bạn cần theo 5 bước sau:

1. Xác định mục tiêu kinh doanh

Cần xác định mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được sau một khoảng thời gian xác định. Mục tiêu như nhắc đến ở trên có thể bao gồm: doanh số, lợi nhuận, vị thế cạnh tranh (thị phần), quy mô, tái đầu tư …

Xác lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào. Nhưng nó càng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ lực của bạn vào đó. Và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá. Để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn.

Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng. Nhưng số người viết ra được mục tiêu. Và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%.

Mô hình SMART xác định mục tiêu
Quy tắc S.M.A.R.T giúp doanh nghiệp xác định rõ chiến lược kinh doanh

Các bạn có thể tham khảo thêm quy tắc S.M.A.R.T về lập mục tiêu như sau:

  • S = Specific: mục tiêu phải xác định rõ ràng, cụ thể
  • M = Measurable: phải đo lường được
  • A = Attainable: mục tiêu cần thách thức nhưng phải đạt được. Tức là khi xác lập mục tiêu cần lưu ý đến các yếu tố  như: nguồn lực của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của đối thủ …
  • R = Relevant: mục tiêu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, có kết quả thực tế chứ ko phải thể hiện bằng số hoạt động
  • T = Time bound: có mốc thời gian đạt được.

Có một sai lầm phổ biến tại các doanh nghiệp nhỏ là không lập mục tiêu. Họ có đủ lý do để biện minh như: “nhỏ mà cần gì mục tiêu”, “lo sống đã khó”!

Một một mục tiêu tốt giống kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp rút ngắn đường đến thành công.

2. Khảo sát và phân tích thị trường

Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần phân tích thị trường, hiểu các đối thủ cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Thông qua sự phân tích, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và vượt qua định hướng kinh doanh ngoài tầm với của doanh nghiệp để tránh rủi ro. Phân tích SWOT có thể giúp bạn trong việc này.

Khảo sát thị trường bằng SWOT
Khảo sát thị trường bằng SWOT

SWOT là từ đại diện cho:

  • S – strengths: thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì
  • W- weaknesses: điểm yếu nào của doanh nghiệp có thể bị khai thác
  • O – opportunities: có các cơ hội nào trên thị trường có thể khai thác
  • T – Threats – các mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.

Có nhiều mô hình phân tích khác như PEST hay ma trận BCG, nhưng SWOT thường được dùng phổ biến nhất.

3. Xây dựng chiến lược sản phẩm

Khi đã hiểu về thị trường, thế mạnh điểm yếu của mình doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản phẩm để cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh và đạt đến mục tiêu kinh doanh.

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ là một phần cực kỳ đặc biệt và quan trọng bởi lẽ nó là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp khi ra thị trường cũng sẽ kinh doanh một loại hình sản phẩm, dịch vụ nào đó. Chính vì vậy mà chiến lược sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp có thể xác định được phương hướng phát triển, thiết kế sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, cũng như hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải.

Xây dựng chiến lược về sản phẩm phù hợp
Xây dựng chiến lược về sản phẩm phù hợp

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng tới chính sản phẩm, dịch vụ để có thể cải thiện được hiệu quả bán hàng. Những yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm, giá thành, bao bì và nhãn hiệu sản phẩm,.. Một chiến lược sản phẩm, dịch vụ tốt là khi nó trả lời được 3 câu hỏi chủ chốt sau:

  • Mục tiêu đạt được là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh là những ai?
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì và sử dụng để chiến thắng đối thủ như nào?

4. Xây dựng chiến lược Marketing và bán hàng

Ngày này Bán hàng và marketing hiện đại đòi hỏi cả phải phối hợp thành một thể thống nhất. Cái suy nghĩ Bán hàng và marketing là hai nghiệp vụ tách biệt thực sự đã quá lỗi thời. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức, các doanh nghiệp đều bỏ qua tầm quan trọng của mối liên kết chặt chẽ giữa bộ phận Bán Hàng (Sales) và bộ phận Marketing. Nếu các doanh nghiệp nhận thấy được sự thay đổi trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng hiện đại, thì họ cũng sẽ nhận ra mối liên kết chặt chẽ giữa hai bộ phận này.

Xây dựng chiến lược Marketing - Sales hiệu quả
Xây dựng chiến lược Marketing và bán hàng

Như vậy Chiến lược Marketing – Bán Hàng là lộ trình chi tiết tất cả các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu Marketing – Bán hàng tổng thể của doanh nghiệp. Nó không đơn giản là bạn tự ngồi vạch ra mà phải được tạo ra từ quá trình phân tích, nghiên cứu từ môi trường và thị trường để đề ra các mục tiêu ngắn và dài hạn phù hợp.

Để xây dựng chiến lược Marketing – Bán hàng hiệu quả có thể tốn thời gian, ngân sách của doanh nghiệp tuy nhiên nó là một quá trình rất có giá trị có thể đóng góp rất lớn cho thành công kinh doanh của bạn và là một quá trình cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

5. Đánh giá, Đo lường, và tối ưu

Đây là bước cuối cùng trong hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, cũng là bước để xác định liệu những lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Đây có thể xem giống như một quá trình kiểm duyệt và bổ sung.

Ngày nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều phần mềm giúp thống kê tự động những số liệu trên, giúp nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật chính xác. Qua đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp vào đúng thời điểm, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho nội dung chiến lược kinh doanh.

Trong trường hợp cần thiết, hãy điều chỉnh kế hoạch thực thi hoặc kể cả chiến lược để đạt kết quả tốt hơn.

Lời kết

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn phần nào trong công cuộc xây dưng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing Online cũng như các kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com

BÀI VIẾT XEM THÊM: