Chiến lược kinh doanh số 1

Chiến lược kinh doanh và các nguyên tắc thiết lập hiệu quả

Trong kinh doanh, để đưa doanh nghiệp của mình phát triển bền vững và có tên tuổi trên thị trường thì hầu hết các doanh nghiệp đều nỗ lực tìm ra những chiến lược mới.

Vậy chiến lược đó là gì, trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ về chiến lược kinh doanh và 7 nguyên tắc thiết lập một chiến lược hiệu quả.

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.

Để đơn giản hóa chúng ta có thể hiểu: “Chiến lược kinh doanh là hệ thống các nỗ lực, hành động khác biệt trên cơ sở nguồn lực có thể huy động nhằm thiết lập một vị thế duy nhấtcó giá trị so với các đối thủ cạnh tranh.”

2. Tầm quan trọng của một chiến lược kinh doanh

Tầm quan trong của chiến lược kinh doanh
Tầm quan trong của chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, tầm quan trọng của nó bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp có thể vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, bên cạnh đó đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng.
  • Nắm bắt được các cơ hội đầy đủ và các nguy cơ đối phó với sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Chiến lược kinh doanh giúp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.
  • Khai thác và quản lý các nguồn lực và phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.
  • Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được lợi ích cá nhân và lợi ích chung nhằm hướng tới một mục đích chung.
Định vị chiến lược
Định vị chiến lược
Chiến lược vạch ra để hành động chứ không phải "trang sức" kinh doanh
Chiến lược vạch ra để hành động chứ không phải “trang sức” kinh doanh

3. Những nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả

Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần nắm vững 7 nguyên tắc sau đây:

3.1 Thấu hiểu thị trường

Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng. Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai.

Thấu hiểu về thị trường, đối thủ sẽ hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.

3.2 Cạnh tranh để khác biệt

Nhiều người mặc định rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, nhưng tuy nhiên, nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực.

Ở trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, nhưng ngược lại khi kinh doanh, việc 2 hay 3 doanh nghiệp dẫn đầu đều có lợi là chuyện hết sức thường tình.

Vậy bạn hãy tạo ra ra cho mình những chiến lược kinh doanh mới, tránh và hạn chế lặp lại bước đi của các đối thủ. Bởi tiếp cận những giá trị khác biệt sẽ mang đến cho bạn thành công.

Cạnh tranh để khác biệt
Cạnh tranh để khác biệt

Chiến lược kinh doanh tệ nhất, là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc bắt chước mọi đường đi nước bước của họ. Hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để thành công.

Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh
Chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp
Khác biệt hóa và chi phí thấp

3.3 Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Tất nhiên rồi, bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người, bởi lẽ bạn chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu mà thôi.

Do đó, việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị bạn đem lại.

Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu rất quan trọng, bởi nhóm khách hàng này không những làm tăng khả năng mua hàng mà còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rất nhiều chi phí marketing.

3.4 Thay đổi để phù hợp

Đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi, công nghệ cải tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.

Không ngại thay đổi
Không ngại thay đổi

Khi bạn không thay đổi, bạn đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Nokia là điển hình cho ví dụ về việc sợ hãi không dám thay đổi.

Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.

3.5 Cạnh tranh vì lợi nhuận

Làm kinh doanh không chỉ ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường, hay doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nó còn ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra.

Cạnh tranh vì lợi nhuận là một chiến lược kinh doanh hiệu quả
Cạnh tranh vì lợi nhuận là một chiến lược kinh doanh hiệu quả

Vậy xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng.

3.6 Học cách nói không

Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối.

Học cách nói không trong kinh doanh
Học cách nói không trong kinh doanh

Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp.

Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau

3.7 Tư duy có hệ thống

Hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác là điều kiện để bạn đưa ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100%, do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về xu hướng thị trường, về mọi thứ,..

Lời kết

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về kiến thức kinh doanh phục vụ cho công việc của mình. Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing Online cũng như các kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com

BÀI VIẾT XEM THÊM: