Khi đứng trước sự chọn lựa giữa inbound marketing và outbound marketing, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều chọn inbound vì phương pháp marketing này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Tuy nhiên, Inbound marketing có thực sự là lựa chọn hoàn hảo nhất? Hãy hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai chiến lược này và có câu trả lời nhé.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu khái niệm Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing hay còn được biết tới là Marketing truyền thống, trong đó doanh nghiệp chủ động đi tìm kiếm khách hàng qua các kênh marketing, quảng cáo nhằm gửi tới khách hàng thông tin về sản phẩm một cách đại trà. Tuỳ thuộc vào quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà phương thức tiếp cận có thể sử dụng qua quảng cáo truyền hình, trực tiếp gặp mặt, telesales, gửi email marketing. Qua đó hình thành tập khách hàng tiềm năng để nhân viên sale tiếp tục theo đuổi.
Các hình thức Marketing thuộc Outbound phổ biến như: quảng cáo TVC trên tivi, telesales, đặt banner quảng cáo ngoài trời, quảng cáo Google Display,… Qua đây có thể thấy Outbound Marketing đa phần là các cách Marketing truyền thống, khá quen thuộc với mọi người. Những hình thức này phù hợp với mục đích tăng nhận diện thương hiệu, nhưng hạn chế trong việc kiểm soát nhóm khách hàng tiềm năng, khó tối ưu chi phí.
Thế nhưng, ở một khía cạnh khác, khi có sự hỗ trợ của Facebook hay Google với chức năng targeting thì outbound marketing sẽ là một chiến lược khá hiệu quả với những doanh nghiệp biết tận dụng được sự kết hợp này.
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng, nhằm mục đích giúp họ chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.
Dễ hiểu hơn, Inbound Marketing vừa giúp khách hàng giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải. Vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng. Khiến họ tin tưởng vào thương hiệu và cuối cùng là khiến họ mua hàng.
Đây là phương pháp thu hút khách hàng về phía thương hiệu một cách tự nhiên, phương pháp thiết lập mối quan hệ dài hạn cùng khách hàng dựa trên sự tin tưởng và những hữu ích đem lại. Những doanh nghiệp sử dụng chiến lược Inbound Marketing để xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, thông qua những thứ không chỉ đơn thuần là tính năng sản phẩm. Inbound Marketing được xem là phương thức quảng cáo dựa trên nguyên tắc “cho đi và nhận lại”.
So sánh giữa INBOUND và OUTBOUND Marketing
Trên thực tế, khá đơn giản để phân biệt inbound và outbound marketing. Inbound có nghĩa là khách hàng đến với bạn, trong khi outbound có nghĩa là tương tác với khách hàng cho dù họ có muốn sản phẩm của bạn hay không. Tiếp thị inbound là doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu thông qua blog, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội , video, đồ họa thông tin, bản tin, podcast, sách trắng, sách điện tử, v.v. với các hình thức nội dung chất lượng khác nhau. Ý tưởng đằng sau inbound marketing là phát triển và phân phối nội dung khách hàng có giá trị và phù hợp với doanh nghiệp. Chiến lược inbound marketing yêu cầu bạn tạo nội dung giải quyết các chủ đề không quen thuộc hoặc các câu hỏi phổ biến. Những chủ đề và câu hỏi này là những gì khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm trên internet. Bạn có thể khám phá các chủ đề thông qua nghiên cứu từ khóa, điều này cung cấp cho bạn các ý tưởng về nội dung để thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao.
Trong khi đó, outbound marketing hoạt động dựa trên chiến thuật đẩy, là không đợi khách hàng ghé qua mà doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm. Chiến lược này liên quan đến việc tạo nội dung và phân tán chúng đến với công chúng. Outbound marketing tương tự như thực hiện cú đánh mù mà không chắc chắn liệu có đạt được mục tiêu hay không. Đôi khi nó hoạt động vì một số người có thể biết về doanh nghiệp của bạn thông qua các phương tiện truyền thông. Và họ thậm chí có thể nhắn tin cho bạn để mua hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.
Khi so sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing sẽ có những điểm khác biệt cụ thể như sau:
Về tính tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp
Nếu như Outbound Marketing đơn thuần chỉ là luồng thông tin một chiều từ phía doanh nghiệp đến khách hàng. Thì Inbound Marketing sẽ có sự tương tác ngược lại của khách hàng trước các thông tin được cung cấp. Inbound marketing chú trọng vào sự giao tiếp 2 chiều, sự tương tác này không hẳn là nhân viên tư vấn hay chatbot trả lời tự động. Dựa vào chân dung khách hàng doanh nghiệp phác họa ra, bạn có thể dẫn dắt khách hàng tìm thấy nội dung họ đang băn khoăn thông qua các chu trình marketing tự động đã có kịch bản sẵn.
Về công cụ thực hiện
Xét về các công cụ được lựa chọn giữa inbound marketing và outbound marketing, có vẻ như outbound marketing lựa chọn những công cụ với chi phí tốn kém hơn inbound marketing rất nhiều. Khi bạn sử dụng hình thức outbound marketing, khách hàng sẽ tiếp cận được với doanh nghiệp bạn thông qua các kênh Marketing truyền thống như báo chí, tivi, banner ngoài trời… Nhưng khi bạn sử dụng inbound marketing, khách hàng có thể dễ dàng tìm đến bạn qua những công cụ tìm kiếm, qua mạng xã hội, email marketing. Mặc dù các công cụ để thực hiện inbound marketing không tốn kém bằng outbound marketing nhưng vẫn mang lại những hiệu quả đáng kể.
Về thông điệp truyền tải
Sự khác biệt giữa inbound marketing và outbound marketing nằm ở thông điệp. Inbound marketing hướng đến việc cung cấp giá trị cho khách hàng, có thể là những thông tin hữu ích hoặc những thông tin mang tính giải trí cho người đọc. Nói cách khác, đây là những nội dung mà khách hàng có xu hướng “click” vào khi họ tìm kiếm những thông tin về điều họ băn khoăn hay thích thú. Phần lớn nội dung này được bắt đầu bằng mẫu câu “Làm thế nào để…?”
Ngược lại, thông điệp của outbound marketing chủ yếu cung cấp những thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến cho khách hàng. Thông điệp trọng tâm của những quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ chủ yếu đánh vào những tính năng, đặc điểm nổi bật hay ưu đãi của nhãn hàng. Tôn chỉ đặc biệt của outbound marketing bất kể truyền thống hay digital đều là đánh thẳng, trực diện với những thông điệp “dễ đọc, dễ cảm” dựa vào sự thấu hiểu insight khách hàng của doanh nghiệp.
Về mục đích cuối cùng
Theo phương pháp tiếp cận của outbound marketing, mục đích cuối cùng của mỗi chiến dịch là khơi dậy nhu cầu mua hàng, làm thế nào để tối đa hoá tiềm năng mua hàng của người xem dù cho chỉ vừa mới lướt qua thông điệp của bạn. Ngược lại, inbound marketing hướng đến xây dựng mối quan hệ bền chặt từ những “giá trị thêm vào”. Bởi vậy, những chiến lược nội dung của inbound marketing hiếm khi đề cập trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ, thay vào đó là những lời khuyên cá nhân hoá đến từng đối tượng mục tiêu, từ đó xây dựng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Để có thể hiểu rõ được sự khác nhau và mức độ hiệu quả của hai phương thức tiếp thị này, các bạn hãy tham khảo phần phân tích chi tiết qua hình thức thể hiện infographic sau:
Doanh nghiệp nên phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing như thế nào?
Mặc dù Inbound Marketing mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn Outbound Marketing, nhưng bạn không nên loại bỏ hoàn toàn phương pháp Marketing này. Thay vào đó, bạn hãy kết hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing lại với nhau. Bởi ở mỗi phương pháp sẽ có những thế mạnh riêng: Outbound Marketing giúp tiếp cận khách hàng trên diện rộng, tăng nhận thức cao hơn về thương hiệu; Inbound Marketing lại chọn lọc và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Vì vậy khi phối hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing với nhau sẽ tạo ra sự cộng hưởng tối đa.
Phân phối nội dung trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing
Nội dung bạn sáng tạo trên website cực kỳ hấp dẫn và thu hút, nhưng nếu không ai đọc được thì cũng chẳng có giá trị gì. Cho nên bạn cần có chiến lược phân phối nội dung phù hợp để quảng bá đến khách hàng tiềm năng.
SEO (một hình thức của Inbound Marketing) là cách giúp bạn truyền tải nội dung đến đúng khách hàng mình mong muốn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp website bạn chưa đủ mạnh để giúp nội dung lên top, hay bài viết của bạn hấp dẫn nhưng lại không chứa từ khóa để làm SEO,… thì lúc này cần kết hợp với Outbound Marketing để nội dung được nhiều người biết đến hơn:
- Nhờ đội ngũ nhân viên Sale giới thiệu các bài viết trên website.
- Chạy quảng cáo một nội dung hữu ích trên Social Media để khơi gợi nhu cầu khách hàng.
- Quảng cáo trên Google để tăng lượng truy cập vào website.
Bằng những hình thức Outbound Marketing trên, website của bạn ngày càng được nhiều người biết đến. Và khi lượng truy cập hay thương hiệu được nhiều người quan tâm hơn, là lúc bạn có thể triển khai các hoạt động Inbound Marketing một cách hiệu quả hơn.
Xây dựng website và cả đội ngũ Sale chuyên nghiệp
Xây dựng website giúp doanh nghiệp của bạn luôn có mặt khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Một phần website giúp nuôi dưỡng khách hàng, nhưng cũng góp phần tạo ra các Lead tiềm năng một cách nhanh chóng. Bởi khi người dùng thật sự có nhu cầu về sản phẩm, họ sẽ dạo quanh website và để lại thông tin liên hệ ngay trên này. Tuy nhiên trong một số trường hợp cấp bách, hệ thống Inbound Marketing không thể tạo ra đơn hàng, không thu thập được Lead thì Telesales luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời.
Do đó ngoài việc xây dựng và tối ưu website theo các tiêu chuẩn của Google, thì bạn cũng nên nâng cao khả năng chủ động tìm kiếm khách hàng của nhân viên Sale, để ứng phó kịp thời trong những trường hợp không có đơn hàng từ Inbound Marketing.
Kết hợp quảng cáo và SEO website
Các hình thức quảng cáo như đặt banner ngoài trời, Google Display, Facebook Ads,… khó tiếp cận khách hàng đúng nhu cầu như Inbound Marketing, nhưng lại khá hiệu quả trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Vì vậy, bạn cần kết hợp quảng cáo với SEO website – cách tiếp cận khách hàng tiềm năng chính xác và bền vững nhất, để thu thập các Lead tiềm năng.
Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên tivi, hay các dạng quảng cáo trực tuyến khác giúp khách hàng ghi nhớ và nhận thức về thương hiệu. Tuy nhiên, quyết định mua hàng sẽ khó thực hiện ngay tại thời điểm này, nhưng khách hàng bắt đầu ghi nhớ về sản phẩm của bạn. Khi nhu cầu xuất hiện, rất khó để khách hàng tìm lại được những mẫu quảng cáo này, họ bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Google. Bây giờ, chính là lúc SEO bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình:
- SEO đưa website của bạn xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên công cụ tìm kiếm Google.
- Nhanh chóng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, kết hợp với việc khách hàng đã từng thấy thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng thu hút họ click vào nội dung hơn.
- Bằng nội dung hấp dẫn, lôi cuốn và có giá trị sẽ giữ chân khách hàng ở lại, thực hiện chuyển đổi trên website.
Việc phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing giúp chiến dịch Marketing của doanh nghiệp trở nên hoàn chỉnh hơn. Vừa giúp xây dựng thương hiệu vững mạnh, vừa mang về nhiều khách hàng tiềm năng và chất lượng.
Lời Kết
Như vậy qua bài viết trên hy vọng các bạn đã biết về Inbound Marketing và Outbound Marketing cũng như cách phối hợp giữa hai chiến dịch Inbound Marketing và Outbound Marketing một cách hiệu quả nhé. Đây là 2 chiến dịch đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, việc kết hợp này sẽ giúp Doanh nghiệp khắc phục yếu điểm của từng chiến dịch để từ đó nhanh chóng đạt được kết quả cho sản phẩm hay dịch vụ mà mình muốn quảng bá.
Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing Online cũng như các kiến thức kinh doanh khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: nguyendinhanh.com
BÀI VIẾT XEM THÊM:
- Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
- Tìm hiểu về Social Media Marketing
- Khung mô hình kinh doanh – Business model canvas