Tìm hiểu về SEO

Tìm hiểu về SEO trong Marketing online

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực làm web hoặc Marketing Online, ít nhiều gì thì bạn đã nghe tới các thuật ngữ về SEO và nhiều người còn khuyên bạn phải làm SEO cho website thì mới có khả năng cạnh tranh, tăng tỉ lệ chuyển đổi. Vậy rốt cuộc SEO là gì? Và làm thế nào để bạn có thể đạt được thành công trong SEO? Chúng ta cùng tìm hiểu về SEO trong bài viết dưới đây nhé.

1. SEO là gì?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo,… SEO liên quan tới cải thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (kết quả tìm kiếm), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo hiển thị.

Bạn có thể hiểu rằng hình thức này làm tăng lượt truy cập của người dùng vào website với những nội dung họ quan tâm. Nếu lượng truy cập vào website tăng thì tiềm năng khách hàng quan tâm cũng sẽ cao. Ngày nay SEO là hình thức quảng cáo rất có giá trị trên internet cùng với quảng cáo trên mạng xã hội.

Có 2 dạng SEO tối ưu đó là: SEO Onpage và SEO Offpage.

2. SEO onpage là gì?

Seo onpage là việc tối ưu tất cả những gì trên website của bạn như: Tối ưu nội dung, Tối ưu hình ảnh, video, Tối ưu code thừa, Tối ưu UI/UX, Tối ưu tốc độ,….

Tối ưu onpage cần cả một quy trình dài hơi, từ việc tối ưu từng chi tiết như: Heading, title, meta description… Seo onpage không có một phương pháp cụ thể nào. Mỗi một người làm SEO sẽ có một phương pháp riêng.

Công việc này không chỉ dành riêng cho dân SEO mà là cho tất cả những ai có mong muốn cải thiện thứ hạng website. Bạn có thể là một blogger, bạn đang làm affiliate, bạn đang startup một sản phẩm hay dịch vụ nào đó,… Bạn đều cần phải làm SEO Onpage.

Làm SEO Onpage
Dù bạn là ai, nếu muốn cải thiện thứ hạng website đề phải thực hiện SEO Onpage

Một số việc cần làm khi tiến hành SEO Onpage cho website của bạn:

(1) Tối ưu thẻ Title và thẻ Meta description

  • Title: Đây là dòng đầu tiên được hiện lên trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó đánh giá phần lớn việc từ khóa có lên top hay không. Vì vậy trong title cần thỏa yêu cầu là phải chứa từ khóa và không được dài quá 60 kí tự.
  • Thẻ Meta Description: Đây được hiểu là dòng mô tả nội dung chính, vấn đề chính của bài viết, chúng là phần khơi gợi hứng thú, kích thích người đọc click vào đọc bài viết. Trong phần này bạn cũng cần đặt từ khóa trọng tâm vào nhằm để giúp boot tìm kiếm của Google nhanh hơn.
Tối ưu hóa title cho web site
Tối ưu hóa title cho web site

(2)Tối ưu thẻ Heading

Đây được xem như là bố cục của bài viết. Phân chia cụ thể thành các heading từ 1 đến 6. Nên ưu tiên các từ khóa cần SEO xuất hiện trên các Heading để giúp quá trình index nội dung cuả Google diễn ra nhanh chóng hơn.

(3) Tối ưu thẻ Alt

Rất nhiều người bỏ qua việc tối ưu Alt. Những nội dung bạn ghi trong Alt không được người dùng đọc, mà chúng được chính những boot của Google đọc. Việc tối ưu ở Alt nhằm giúp cho bài viết của bạn có thể tìm kiếm bằng hình ảnh, cũng như tăng mức độ liên quan mật thiết của hình ảnh với bài viết của bạn. Khi tối ưu Alt thì bạn có thể mô tả nội dung của hình ảnh đó hay cách tốt nhất chính là những mô tả có liên quan và chứa từ khóa giúp tăng hiệu quả SEO hơn.

(4) Tối ưu thẻ Bold

Trong bài viết, bạn có thể in đậm những nội dung quan trọng, những điều mà bạn muốn nhấn mạnh trong bài viết để người đọc có thể dễ dàng tiếp thu những thông tin đó hơn.

(5) Tối ưu Internal link

Bạn cần xây dựng cấu trúc liên kết trang tốt, cần liên kết các bài viết có liên quan lại với nhau nhằm giúp người dùng có thể đọc nhiều bài viết hơn, kéo dài thời gian trải nghiệm trang web đối với người dùng , qua đó sẽ được Google đánh giá cao về chất lượng.

(6) Tối ưu nội dung

Phần nội dung được đánh giá là quan trọng nhất trong SEO bởi “ Content is King”. Vì vậy bài viết cần cung cấp những thông tin tốt, có ích cho người đọc. Các bài viết không được trùng lặp, copy từ những bài viết khác, được viết với văn phong dễ đọc, dễ hiểu có giá trị cho người đọc.

Vậy bây giờ bạn đã biết được SEO Onpage là gì và cần phải làm việc gì để tối ưu SEO Onpage rồi phải không nào.

3. SEO Offpage là gì?

Seo Offpage ngược lại với seo onpage. Nếu như seo onpage được hiểu là  ” tôi nói về cái tôi có ” thì seo offpage được hiểu đơn giản là: ” Người khác nói gì về tôi “. Công việc chính của seo offpage việc tối ưu bên ngoài trang, nhưng vẫn chung mục đích đó là cải thiện, nâng cao thứ hạng website. Công việc Seo offpage bao gồm:

  • Build link ( tạo backlink cho website)
  • Social Branding (Hệ thống mạng xã hội)
  • Public Relations(Các hoạt động PR cho website)
Seo Offpage là gì
Seo Offpage là gì

3.1 Một số kỹ thuật SEO offpage:

(1) Viral trên mạng xã hội

Mạng xã hội đóng vài trò quan trọng trong SEO offpage. Kết nối thật nhiều trên mạng xã hội sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm, website và blog của mình nhiều hơn. Thêm vào đó, thông qua các hoạt động cộng đồng này sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn phát triển và có thêm nhiều back link hơn nữa.

Hiện nay backlink từ mạng xã hội là nguồn backlink miễn phí, chất lượng và có DR cao.

(2) Xây dựng website vệ tinh

Với phương thức này, thương hiệu của bạn sẽ đợc thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Với những nội dung độc đáo và quảng bá cho thương hiệu của công ty hoặc cá nhân, site vệ tinh là một kênh rất tốt để trở thành vệ tinh cho website chính.

Thậm chí đối với những website cung cấp một dịch vụ nào đó, thì website phụ hoàn toàn có thể là kênh kiếm khách hàng trực tiếp thay cho trang chính. Nếu bạn không có khả năng viết tốt, có thể thuê người để xây dựng một hệ thống content chất lượng.

(3) Backlink báo chất lượng

Backlink báo là nguồn backlink chất lượng nhất hiện nay. Bạn có thể lựa chọn 2 hình thức để có nguồn backlink này:

Cách 1: Đặt backlink bằng cách Book bài PR

Cách 2: Sử dụng link sidebar số lượng lớn, giá rẻ trên các trang báo.

Bạn cần nguồn backlink báo thì có thể tham khảo dịch vụ backlink của HapoDigital.

(4) Viral bài viết trên các diễn đàn, forum

Việc tham gia vào các diễn đàn, đồng thời tạo kết nối với cộng đồng đó sẽ rất hữu ích trong quá trình SEO offpage. Việc trả lời các chủ đề (thread), câu hỏi của mọi người và đưa ra lời khuyên hoặc đề nghị. Tốt nhất là hãy tận dụng các diễn đàn “Dofollow” (Diễn đàn uy tín, chất lượng) để quảng bá website của bạn.

(5). Trao đổi liên kế với các website có chủ đề liên quan ( Guest Post)

Việc trao đổi liên kết với các website liên quan là cách có được những backlink khá chất lượng, đem về nhiều link juice và tăng độ phổ biến của website.

Đây là cũng một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thuật toán đánh giá PageRank của Google. Tuy nhiên, cần phải lưu ý sử dụng các backlink có chất lượng để tránh google báo cáo spam.

(6) Submit blog lên các danh bạ website

Nếu đưa blog lên các danh bạ website sẽ giúp bạn nhanh chóng xây dựng các back link chất lượng, đặc biệt nếu chọn được danh bạ tốt và thư mục chính xác. Mặc dù sẽ mất một thời gian để thấy rõ kết quả nhưng nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho chiến dịch SEO của bạn đạt được thành công.

(7) IFTTT – Tự động hóa backlink

Tự động hóa backlink
Tự động hóa backlink

IFTTT (IF This Then That) sự thật là một công cụ miễn phí giúp bạn tự động hóa công việc trong cuộc sống (bao gồm cuộc sống thường ngày), đối với SEOer là tự động hóa hàng loạt các backlink chất lượng tới website của bạn.

Bạn chỉ cần thiết lập công thức và từ đó trở đi, mỗi khi bạn đăng tải bài viết là bạn dễ dàng có hàng chục backlink uy tín rồi.

Tuy nhiên, như mình thấy hiện giờ IFTTT không còn hiệu quả nhiều vì các hoạt động share thường xuyên này sẽ dẫn đến spam. Bạn chỉ cần tạo profile vào share tầm khoảng 10 bài nhất định.

3.2 Lưu ý khi SEO Offpage:

Vấn đề quan trọng nhất của SEO offpage chính là kỹ thuật đi backlink trỏ về website của bạn. Mỗi một backlink chất lượng được ví như một phiếu bầu giúp nâng hạng website lên top các công cụ tìm kiếm.

Theo đó, để quá trình SEO offpage hiệu quả, bạn bên đặt các backlink ở các trang có độ tin cậy, traffic nhiều. Tránh những website thay đổi nội dung thường xuyên, có nhiều flash, các trang web có nội dung đồi trụy. Thông thường, theo kinh nghiệm, đặt ở các website .edu hay .gov rất có lợi vì các bộ máy tìm kiếm của google đánh giá cao các liên kết từ trang này. Một điều cuối cùng cần lưu ý là nên đặt backlink ở website có Age (tuổi đời) nhiều càng tốt, tuổi đời một yếu tố để Google đánh giá ranking của một trang web.

4. Ưu điểm và hạn chế của SEO Web là gì?

Lợi ích của seo web là gì? Làm seo giúp website thân thiện với cỗ máy tìm kiếm và cả người dùng. Từ đó giúp cho website thu được một lượng traffic tự nhiên, người dùng truy cập lớn. Bạn có thể thu lại lợi nhuận từ seo mang lại rất lớn.

  • Ưu điểm

Doanh thu: Từ khóa lên top → Bạn có nhiều lượng khách hàng truy cập vào website → mang lại lợi nhuận

Thương hiệu: Website có nhiều người dùng truy cập vào sẽ tạo gợi nhớ cho khách hàng, dần dần ăn sâu vào tiềm thức mỗi khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Từ đó lan rộng được độ phủ thương hiệu.

Độ uy tín: Kết quả tìm kiếm của seo thường có tỷ lệ nhấp vào cao hơn so với quảng cáo

Tính ổn định: Kết quả khá bền vững nếu bạn làm seo tốt và từ khóa có thứ hạng cao.

  • Hạn chế

Việc làm seo bạn phải đầu tư thời gian lâu. Mất vài tháng bạn mới thấy được hiệu quả. Chính vì thế ảnh thưởng đến chi phí cơ hội trong kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh mạnh dần lên. Nếu bạn không làm seo tốt hơn thì có thể bị giảm thứ hạng. Thứ hạng có thể thay đổi và biến động, chuyện lên top 1 xong xuống top 10, 20 là chuyện rất bình thường. Ngoài ra, Từ sự biến đổi liên tục của thuật toán google, điểm số của website bạn cũng thay đổi.

Không phải là kênh tạo ra chuyển đổi nếu doanh nghiệp sử dụng thuần về SEO Google. Khách hàng ngoài làm seo thường phải kết hợp 1 và hình thức marketing online khác.

5. Có 6 Loại hình SEO

Loại hình SEO web
6 Loại hình SEO phổ biến nhất hiện nay.
  • SEO tổng thể: là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • SEO từ khóa: chỉ tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm như Google.
  • SEO Social: kết hợp phát tán trên Facebook hay Twitter với SEO Google để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  • SEO ảnh: tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác.
  • SEO App: giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile.
  • SEO Local: phù hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương, thu hút khách hàng tiềm năng ghé đến cửa hàng tốt nhất

6. Mục tiêu cuối cùng của SEO là gì?

Mục tiêu của SEO khá đơn giản, đó chính là lên Top Google? Không không hẳn như vậy, tôi tìm đến SEO không hẳn là vì Top mà là vì sức ảnh hưởng mà Top Google mang đến cho tôi – chính là Doanh Thu và Thương Hiệu.

Mục tiêu cuối cùng của SEO
Hiểu rõ về mục tiêu của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nâng cao thứ hạng của website

“80% user click vào kết quả Organic thay vì Google Ads. Và trong 80% đó có trung bình 65% click vào kết quả top 5.”

Những số liệu đó không nói dối. Do đó, trong quá trình làm SEO thì việc thứ hạng website đứng thứ bao nhiêu trên thanh công cụ tìm kiếm là điều quan trọng nhất. Điều này cũng tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao cho sản phẩm đó ở vị trí nổi bật nhất và dễ dàng thấy nhất.

7. SEO là một phần quan trọng trong Marketing và Business

SEO là một phần cơ bản của Marketing Online vì mọi người thực hiện hàng nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm, phần lớn là nhằm mục đích thương mại để tìm thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Hoạt động tìm kiếm đem lại nguồn lưu lượng truy cập trực tuyến chính cho các thương hiệu và bổ sung cho các kênh tiếp thị khác.

Khả năng hiển thị lớn hơn và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm so với đối thủ cạnh tranh có thể có tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của bạn, dù là dưới hình thức kết quả như thế nào.

8. Tổng kết 

SEO là một loại hình Marketing vô cùng quan trọng trong chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Không chỉ đơn giản là xây dựng content và nghiên cứu từ khóa, SEO còn liên quan tới các khía cạnh như tối ưu trải nghiệm người dùng, bảo mật dữ liệu và áp dụng công nghệ mới.

Nếu bỏ qua làm SEO là bỏ qua một thị trường tiềm năng mà đối thủ của bạn đang khai thác. Thị trường Việt Nam đã và đang bắt đầu có cái nhìn quan tâm hơn đến SEO. Nếu bạn đã đọc qua những gì tôi viết, hãy chạy trước đối thủ của bạn, bạn sẽ chiến thắng.

Hi vọng bài viết cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn về chủ đề seo là gì?

Gã khổng lồ Google luôn luôn lấy người dùng để làm yếu tố quan trọng nhất khi ra các thuật toán, các đợt update. Tất cả mọi xu hướng, mọi sự thay đổi đều muốn hướng đến đích cuối cùng: trải nghiệm và hành vi người dùng !

Cám ơn đã theo dõi !

BÀI VIẾT XEM THÊM: